Anh Bùi Văn Hoa với mô hình nuôi cá lóc đầu nhím
Qua thời gian trăn trở, anh nhận thấy muốn có thêm thu nhập trang trải chi tiêu trong gia đình và làm giàu thì phải chuyền đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa canh, đa con, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Qua nhiều lần tham dự các chương trình tập huấn từ Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện, anh Hoa quan tâm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím, bởi cá lóc khá dễ nuôi và có thể đem lại lợi nhuận tương đối cao. Tuy nhiên, khó khăn ở chỗ nuôi loại cá này phải phụ thuộc rất nhiều vào con giống và nguồn thủy sản tự nhiên làm thức ăn cho cá. Theo tính toán, để thu được 1kg cá lóc thương phẩm cần tiêu tốn từ 4 - 4,5kg cá tạp làm thức ăn. Như vậy, nếu nuôi với quy mô lớn thì cần phải tìm nguồn thức ăn thay thế cho cá tạp và phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước, vốn và đầu ra cho sản phẩm.
Xác định được những thuận lợi và khó khăn đó, anh quyết định chuyển đổi 4.000m2 diện tích đất trồng lúa sang nuôi cá lóc. Những năm đầu nuôi cá lóc tuy lợi nhuận không như mong muốn nhưng vẫn cao hơn rất nhiều so với trồng lúa. Do vậy, anh Hoa quyết định mở rộng thêm diện tích 6.000m2 để nuôi cá lóc đầu nhím. Với diện tích trên, ban đầu do kinh nghiệm nuôi trên diện tích rộng chưa quen nên gặp một số rủi ro, tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh cao. Không nản lòng anh quyết tâm tìm hiểu, học hỏi thêm kinh nghiệm nuôi nên hiện nay tỷ lệ cá đến khi xuất bán đạt trên 80%.
Qua nhiều năm nuôi cá lóc, hiện gia đình anh Hoa đang sở hữu 6 ao nuôi với diện tích 10.000m2. Hàng năm khoảng tháng 3, tháng 4 âm lịch anh bắt đầu thả cá giống để tận dụng nguồn cá tạp khai thác được trong mùa lũ, đến tháng 10, tháng 11 âm lịch anh xuất bán ra thị trường khoảng 400 tấn cá lóc thương phẩm (thời gian nuôi khoảng 5 - 6 tháng/vụ, mỗi năm anh xuất bán 2 vụ). Tính ra doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 - 15 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lợi nhuận từ 1,5 - 2 tỷ đồng/năm.
Anh Hoa chia sẻ: “Nghề nuôi cá lóc cũng có những khó khăn nhất định, chẳng hạn nuôi cá lóc càng lâu năm thì dịch bệnh xuất hiện càng nhiều và khó điều trị. Ngoài ra, cá lóc chủ yếu được tiêu thụ nội địa nên giá thường không ổn định, giá giảm thấp khi thu hoạch đồng loạt... Vì vậy, người nuôi cá rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, thông tin thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm để ổn định giá bán cá thương phẩm”.
Related news
Theo ước tính trong 10 tháng đầu năm 2013, sản lượng khai thác thủy sản toàn tỉnh Khánh Hòa đạt 72.380 tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.
Ông Nguyễn Văn Châu (ấp Thạnh Hòa, xã Bình Thạnh, Châu Thành, An Giang) cho biết, ông thu hoạch 2 công ớt cách đây gần 1 tháng, năng suất 1 tấn/công chỉ bán được giá 14.000-15.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ớt đã tăng vọt 36.000-38.000 đồng/kg nhưng ông không còn ớt để bán. Ông Huỳnh Quang Phục (ấp Bình Tây 1, xã Phú Bình, Phú Tân) chia sẻ: “Hơn 20 ngày trước, tôi thu hoạch gần 7 công ớt, bán 15.000-16.000 đồng/kg, vừa trồng lại đợt ớt mới thì ớt tăng giá mạnh”.
Bên cạnh cái lợi là tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thì nuôi trồng thủy hải sản trên cát lại tiềm ẩn không ít hiểm họa. Đó là môi trường xung quanh ao nuôi bị ô nhiễm, kéo theo dịch bệnh, thất thu…
Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở các vùng nuôi tôm của Quảng Ngãi đang được các thương lái nước ngoài đến thu mua và đẩy giá lên cao khiến nhiều người dân đổ xô làm hồ nuôi tôm. Hồ tôm “mọc” lên trong vườn nhà, thậm chí có hộ dỡ nhà lấy mặt bằng làm hồ tôm khiến nước ngầm cạn kiệt, môi trường ô nhiễm.
Quảng Trị có thế mạnh phát triển đàn bò thịt không chỉ ở quy mô nông hộ nuôi dưới 10 con mà còn phát triển thành trang trại lớn để tận dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Hiện tại nguồn bò thịt ở địa phương này không đủ cung cấp cho thị trường.