Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ân Tường Tây Chống Hạn Cho Cây Chè Gò Loi

Ân Tường Tây Chống Hạn Cho Cây Chè Gò Loi
Publish date: Monday. June 2nd, 2014

Từ năm 2012 đến nay, người dân xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân)  đã khôi phục cây chè Gò Loi với diện tích gần 15 ha. Tuy nhiên, do nắng hạn gay gắt, nguồn nước tưới không có, nhiều diện tích chè mới trồng đã bị chết. Trước tình hình này, huyện Hoài Ân đã hỗ trợ kinh phí để nhân dân Ân Tương Tây chống hạn cho cây chè.

Ông Nguyễn Tấn Cường, ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, có diện tích chè trên 10 sào từ 1 đến 2 năm tuổi. Do do nắng nóng kéo dài, giếng của nhà ông đã cạn kiệt, không có nước tưới nên có trên 30% cây chè giâm cành mới trồng 1 năm tuổi đã bị chết khô.

Ông Cường cho biết:  “Được huyện hỗ trợ 10 triệu, xã Ân Tường Tây hỗ trợ 5 triệu, gia đình tôi đầu tư thêm trên 15 triệu để khoan một cái giếng sâu trên 35 m và dùng hệ thống bơm đẩy để bơm, nguồn nước rất dồi dào nên đảm bảo tưới chống hạn cho diện tích chè, tôi mừng vô cùng”.

Không riêng gì cây chè của nhà ông Cường, mà diện tích chè của các gia đình khác cũng bị chết khô rất nhiều. Nhằm chống hạn kịp thời cho diện tích chè Gò Loi trên địa bàn xã Ân Tường Tây, trước mắt huyện Hoài Ân đã hỗ trợ cho 6 hộ có diện tích chè nhiều, với số tiền 10 triệu đồng/hộ; xã Ân Tường Tây hỗ trợ mỗi hộ 5 triệu đồng, kinh phí còn lại do hộ trồng chè đảm nhận.

Từ ngày 27.5 đến nay, UBND xã Ân Tường Tây đã hợp đồng 2 nhóm thợ đến khoan giếng cho dân. Tùy theo vị trí mà giếng phải khoan từ độ sâu 30-40 m mới đủ nước tưới. Chi phí đầu tư cho mỗi giếng khoan từ 30 đến 40 triệu đồng tùy độ sâu của giếng. 

Ông Nguyễn Hữu Oanh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ chè Gò Loi, kiến nghị: Việc khoan giếng lấy nước tưới cho cây chè tuy chi phí lớn nhưng cũng chỉ là giải pháp tình thế.

Khi thành lập nông trường chè Gò Loi sau ngày giải phóng đất nước, Nhà nước đã đầu tư xây dựng hồ chứa nước Hóc Cho để có nước tưới cho trên 30 ha chè. Tuy nhiên, từ khi nông trường chè giải thể, hồ Hóc Cho đã hư hại không còn khả năng tưới.

Nhân dân thôn Tân Thịnh nói riêng và nhân dân Ân Tường Tây nói chung mong Nhà nước sớm đầu tư kinh phí  sửa chữa hồ Hóc Cho để nông dân yên tâm tiếp tục khôi phục và mở rộng diện tích chè Gò Loi nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập và khôi phục lại loại “danh chè” đã vang bóng một thời.


Related news

Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại” Xoài Cao Lãnh Không Đủ Hàng “Xuất Ngoại”

Vào “vương quốc” xoài xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, chúng tôi bất ngờ bởi đâu đâu cũng thấy những vườn xoài đang ra hoa, nối tiếp vườn xoài trái oằn cành. Ở đây, có hàng chục vựa xoài, vựa nào cũng ken đầy cần xé xoài chờ đưa lên xe tải đi tiêu thụ.

Wednesday. August 27th, 2014
Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung Một Số Hoạt Động Bước Đầu Của Hợp Tác Xã Quýt Hồng Lai Vung

Hợp tác xã (HTX) quýt hồng huyện Lai Vung thành lập vào giữa tháng 3/2014, gồm 19 thành viên là những người có thâm niên và kinh nghiệm trồng quýt hồng ở xã Long Hậu, với tổng diện tích canh tác 15ha.

Wednesday. August 27th, 2014
Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông Cải Tạo Vườn Tạp Ở Vị Đông

Nhờ đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp mà nhiều hộ dân ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã tăng thêm thu nhập, ổn định kinh tế gia đình. Đây là động lực giúp cho người dân tiếp tục chuyển đổi số diện tích còn lại.

Wednesday. August 27th, 2014
Tập Trung Đầu Tư Vốn Vào “Tam Nông” Tập Trung Đầu Tư Vốn Vào “Tam Nông”

Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) chi nhánh Phú Yên đã tập trung đầu tư cho “tam nông”, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân trên địa bàn tỉnh có vốn sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

Wednesday. August 27th, 2014
Giá Heo Tăng, Người Nuôi Tái Đàn Giá Heo Tăng, Người Nuôi Tái Đàn

Giá heo hơi trên thị trường đang tăng cao, kéo giá heo thịt tăng từ 10 đến 15% so với tháng trước. Nhiều hộ chăn nuôi trong tỉnh bắt đầu cho tái đàn, sau một thời gian dài “treo” chuồng hoặc nuôi với số lượng ít.

Wednesday. August 27th, 2014