An Giang Xây Dựng Vùng Cây Dược Liệu Bền Vững
Sáng 9/10, tại UBND tỉnh An Giang đã diễn ra lễ ký kết hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu giữa Cty TNHH Dược phẩm An Thiên (TP.HCM) với UBND huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang).
Dự án thực hiện ở 3 giai đoạn: cuối năm 2014 ươm giống, đầu năm 2015 triển khai thí điểm và trồng thực nghiệm (dự kiến khoảng 250 ha) các loài cây dược liệu bản địa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương như: Kim tiền thảo, gừng, hoài sơn, sen, tràm, rau đắng biển, xuyên tâm liên…
Đầu năm 2016 sẽ nhân rộng với quy mô lớn theo dự án. Song song đó, Cty sẽ xây dựng nhà máy sơ chế tại địa phương đạt chuẩn GMP.
Bà Mai Thị Ánh Tuyết, GĐ Sở Công thương An Giang cho biết, vùng Bảy Núi có gần 700 loài cây, trong đó nhiều cây dược liệu quý như: Trầm hương, đinh lăng, hương nhu trắng, nghệ vàng, nghệ xà cừ, ba kích, trinh nữ hoàng cung, Hh thủ ô đỏ, kim tiền thảo, huyết rồng, thần xạ hương, ích mẫu, sâm hồng…
Related news
Thu hoạch lúa ĐX ở các tỉnh ĐBSCL đã kết thúc vào cuối tháng 4, những lô hàng cuối cùng của vụ này đã được xếp lên tàu và cũng đã ra tới cảng Hải Phòng.
Theo số liệu từ Cục Thú y, quý I/2014 đã làm thủ tục kiểm dịch NK từ Úc 31.774 con bò và 600 con trâu. Dự báo lượng bò, trâu sống nhập từ Úc về Việt Nam trong quý II sẽ còn nhiều hơn.
Nhận thấy rủi ro từ nuôi tôm công nghiệp cao, chi phí nuôi lớn, anh thanh niên Đào Văn Sáng (khu 9, phường Hải Hoà, TP Móng Cái, Quảng Ninh) đã cải tạo đầm nuôi và chuyển sang nuôi cua thương phẩm. Sau hơn chục năm gắn bó với mô hình này, đến nay anh Sáng đã gây dựng được một cơ ngơi khá vững chãi.
Khi thấy việc trồng trọt không còn mang lại hiệu quả kinh tế như trước, năng suất ngày càng giảm, anh Trần Quang Khải (ngụ xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, Đồng Nai) đã tìm cho mình một hướng đi mới từ chăn nuôi dê. Đầu năm 2004, với số tiền ít ỏi dành dụm được, anh mua 5 con dê giống về nuôi thử, đồng thời trồng cỏ lấy thức ăn chăn nuôi.
Hiện nay, toàn tỉnh Cà Mau có gần 20.000ha đất quy hoạch sản xuất lúa đã bị nhiễm mặn nghiêm trọng. Nguyên nhân một phần là do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến vùng ven biển, ven sông đều nhiệm mặn.