Sò Huyết Giá Cao
Giá đang cao hơn cùng kỳ năm trước 10 ngàn đ/kg khiến người dân nuôi sò huyết ở đầm Thị Tường rất phấn khởi, có hộ thu được cả tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.
Ông cho biết: "Năm nay tôi bội thu như vậy là do giá sò huyết khá cao, loại 60-65 con/kg có giá tới 80 ngàn đ/kg, loại 80 con/kg giá khoảng 65 đ/kg…, cùng thời điểm này năm trước giá sò huyết loại 60-65 con giá chỉ khoảng 70 ngàn đ. Đợt vừa rồi, tôi thu hoạch 10 tấn sò thương phẩm, giá trung bình 70 ngàn đ/kg bán cho các thương lái trên Sài Gòn, thu được khoảng 700 triệu đ".
Vốn là người gốc An Minh (Kiên Giang), đã từng rất thành công với việc phát triển nuôi sò huyết ở vùng đất quê hương mình. Năm 2012, để phát triển nhân rộng thêm mô hình này, ông Thống được sự giới thiệu của bạn bè tìm đến vùng đất Trần Văn Thời để khởi nghiệp.
Ông đã bắt tay vào làm mô hình được hơn 2 năm, trải qua 2 vụ, năm đầu do chưa nắm vững về điều kiện môi trường nơi đây, đặc biệt là nguồn nước nên sản lượng không đạt, cộng với giá sò thấp nên ông thất thu. Tuy nhiên vụ này ông bội thu, thắng lớn.
Sò huyết được giá còn mang lại niềm vui cho các hộ dân nuôi tôm tự nhiên ở huyện Năm Căn. Bên cạnh việc nuôi tôm cua theo hướng truyền thống, các hộ dân ở đây còn kết hợp nuôi sò huyết trong vuông để tăng thêm nguồn thu nhập. “Trên dịch tích hơn 2 ha, tôi thả 100 kg sò giống, thu hoạch gần 400 kg sò thương phẩm, nhờ giá cao, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 20 triệu đồng”. Ông Nguyễn Thanh Bào, hộ dân nuôi sò trong vuông tôm tự nhiên ở xã Lâm Hải nói.
Theo ông, đầu ra đến thời điểm này ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên trong môi trường ở đây phong phú, ít tốn kém chi phí, chủ yếu chỉ tốn vốn đầu tư cho con giống và tiền thuê nhân công.
Do làm trên diện tích rộng khoảng 20 ha, nên khó khăn lớn nhất trong việc làm mô hình nuôi sò huyết là công trông coi, quản lý diện tích nuôi. Ông phải thuê thêm 5 người để đảm bảo cho công tác trông coi và thu hoạch được ổn định. Nếu cứ giữ giá sò huyết cao như hiện tại, hằng năm ông hướng tới lợi nhuận khoảng trên tỷ đồng.
Tương tự, nhiều hộ dân nuôi sò huyết tại xã Phong Điền cho biết: Sò huyết là đối tượng dễ nuôi, rủi ro thấp. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới chủ vây quanh diện tích nuôi để giới hạn không gian nuôi sò. Lưới chủ chỉ cần cao hơn mặt xình khoảng 0,2 m không cho sò ra bên ngoài là được. Không cần cho ăn hay hoạt động chăm sóc nào khác, chỉ cần trông coi đến khi thu hoạch. Năm nay vừa trúng sản lượng vừa được giá nên mọi người ai cũng phấn khởi.
Bên cạnh việc sò thương phẩm được giá, sò giống cũng có giá khá cao.
Ông Nguyễn Văn Nhân, một hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân chuyên đi mua sò cám về ương để phân phối cho dân địa phương nuôi, cho biết: "Tôi mua sò cám tại thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) hoặc lên Kiên Giang, Bạc Liêu lấy về. Con sò cám thời điểm này có giá cao, loại 200 ngàn con/kg giá 3 triệu đ/kg, loại 5000 con/kg có giá lên đến 7 triệu đ/kg".
Còn sò huyết giống ông Nhân bán lại cho người dân địa phương nuôi loại 300 – 400 con/kg có giá từ 60 – 65 ngàn đ, loại 1000 con giá trên 100 ngàn đồng/kg (giá sò con càng lớn càng rẻ tiền).
Tuy giá sò giống khá cao nhưng tỷ lệ nuôi sống đạt rất thấp, thường dưới 50%. Được biết, nuôi sò huyết mà đạt tỷ lệ đến lúc thu hoạch được khoảng từ 30 – 40% là người nuôi đã lãi khá lắm rồi, với tỷ lệ này người nuôi bỏ 1 đã lời được 2.
Ông Di Quốc Tuấn, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời cho biết: Mô hình nuôi sò huyết trong đầm Thị Tường mang lại lợi nhuận cao, do sò huyết được giá. Bà con đang đầu tư phát triển mạnh mô hình này. Đây là mô hình kinh tế mới nhưng hiệu quả, đang hứa hẹn sẽ giúp người dân địa phương có thêm hướng đi trong việc phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Khoảng thời gian trống đó biết lấy gì để sống? Thế là anh quyết định đầu tư thâm canh thông qua việc chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước đúng cách và không quên bón phân sau thu hoạch để bổ sung dinh dưỡng cho cây, tránh tình trạng năng suất năm được năm mất.
Theo một số nông dân ở Khánh Sơn, năm nay năng suất mì chỉ đạt khoảng 80 - 85% so với năm trước, nguyên nhân chủ yếu do thời tiết thất thường, cây mì vào giai đoạn phát triển, ít mưa nên sản lượng đạt thấp. Ngoài ra, do giá mì dao động ở mức thấp trong 2 năm gần đây nên người dân các địa phương đang có kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng mì sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ăn quả, keo...
Nhằm đa dạng con nuôi thủy sản nước ngọt cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện cho ngư dân, doanh nghiệp đa dạng hóa và mở rộng diện tích nuôi thủy sản nước ngọt, trong đó nhiều nhất là con cá rô phi hiện đang có thị trường xuất khẩu tốt.
Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.
Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.