Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu
Với cây caosu, phải tính chu kỳ kinh doanh từ 20 - 25 năm chứ không thể vì giá cả sụt giảm trước mắt mà phá bỏ.
Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.
Mới đây, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan chức năng của tỉnh đã đưa ra khuyến cáo nhà nông không nên vội vàng chặt bỏ cây caosu.
Theo số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay, trong tổng số 1.618ha cây lâu năm trồng mới thì diện tích cây caosu chiếm 586ha (đứng sau cây càphê trồng mới 614ha); trong đó, tập trung tại Đạ Tẻh 369ha, diện tích còn lại là Đạ Huoai (158ha) và Cát Tiên (59ha).
Như vậy, tính đến giữa tháng 8.2014, Lâm Đồng có 8.793ha caosu (trong tổng diện tích cây lâu năm 219.539ha). Cây caosu ở Lâm Đồng chỉ mới được đưa vào trồng trong vài năm gần đây nên diện tích cho thu hoạch mủ chưa đáng kể.
Tại Đạ Huoai, với tổng nguồn vốn gần 5,7 tỉ đồng, từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện chuyển đổi được 730ha cây trồng các loại; trong đó, diện tích được chuyển sang trồng cây caosu chỉ đứng thứ hai sau cây sầu riêng (158ha so với 335ha).
Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh hiện có 3.700ha cây caosu trong tổng số 10.134ha cây công nghiệp dài ngày. Trong 3.700ha cây caosu hiện có của Đạ Tẻh, diện tích caosu tiểu điền của các hộ dân chiếm 1.447ha; và hiện tại, với cây lâu năm, caosu là cây trồng có diện tích đứng thứ hai của Đạ Tẻh (sau cây điều 4.547ha).
Đưa ra những con số này để thấy rằng cây caosu đã thực sự chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng của Lâm Đồng, đặc biệt là đối với ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Theo nhận định của các chuyên gia, tuy nhu cầu mủ caosu trên thị trường thế giới vẫn sẽ tăng hằng năm (dự báo tăng 1,7% - tương đương 11,5 triệu tấn - năm 2014, 4,1% năm 2015 và 3,8% năm 2016) nhưng do cung vượt quá cầu nên dẫn đến tình trạng thừa mủ caosu khiến giá cả tụt giảm.
Qua quan sát thực tế, các cán bộ của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết: Trên địa bàn tỉnh chưa có hiện tượng chặt bỏ hàng loạt cây caosu nhưng việc tạm dừng khai thác và thiếu đầu tư thích đáng cho loại cây trồng này diễn ra khá phổ biến. Lãnh đạo sở này khuyến cáo: Với cây caosu, phải tính chu kỳ kinh doanh từ 20 - 25 năm chứ không thể vì giá cả sụt giảm trước mắt mà phá bỏ. “Không vội vàng chặt bỏ cây caosu” là thông điệp đang được phát đi từ cơ quan hữu trách tỉnh Lâm Đồng!
Có thể bạn quan tâm
Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.
Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.
Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.
Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.
Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.