Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị

An Giang tạm dừng xây nhà nuôi yến trong nội thành, nội thị
Ngày đăng: 20/04/2015

Từ hộ nuôi đầu tiên vào năm 2008, sau đó phát triển mạnh ở huyện Thoại Sơn, nhất là thị trấn Óc Eo, đến nay số hộ nuôi chim yến đã lan rộng khắp nơi. Theo thống kê, toàn tỉnh có 49 hộ nuôi với 54 nhà nuôi, trong đó 30 nhà xây riêng biệt và 24 nhà cho chim trú ngụ trên sân thượng, nhiều nhất là ở Thoại Sơn (17 nhà), Long Xuyên (9 nhà), Châu Phú (7 nhà)… Đến nay, nhiều hộ đã thu hoạch tổ yến, có nơi hiệu quả, nơi thì ít, thậm chí không hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn lập kế hoạch nuôi chim yến để làm giàu.

Giá xây nhà cho chim yến không thua nhà ở, đó là chưa nói để dẫn dụ “quý nhân” vào xây tổ phải tốn một khoản tiền không nhỏ. Anh Lê Tấn Hoàng (ấp Tân Hiệp B, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn) - người đang thu hoạch tổ chim yến, thông tin: “Tôi nuôi chim yến từ tháng 9-2013. Căn nhà 190m2 của tôi tốn trên 100 triệu đồng tiền thuê kỹ sư chuyên môn từ TP. Hồ Chí Minh xuống thiết kế nơi ở cùng các thao tác kỹ thuật như âm thanh dẫn dụ, phun sương giữ ẩm…

Đến nay, tôi thu được 4kg tổ yến, hiện còn trên 250 tổ chờ ngày thu hoạch. Nghề này thấy dễ ăn, nhưng không hề đơn giản. Có hộ đã bỏ ra tiền tỷ đầu tư mà chim ít đến, không thu hoạch được”.

Hỏi anh Lê Văn Cường (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) người “mát tay” trong lĩnh vực thủy sản và đang “mê” loài chim giúp nhiều người làm giàu và chuẩn bị nuôi, anh chia sẻ: “Nghề nuôi chim yến lấy tổ phát triển từ lâu ở các tỉnh ven biển, vốn điều kiện không thuận lợi hơn miền ruộng lúa phì nhiêu như An Giang. Nuôi chim yến chỉ tốn đất xây nhà, những khoản khác không đáng kể. Thấy người ta nuôi làm giàu được, sao mình không thử làm, nếu có thất bại thì sẽ là bài học cho thành công sau đó”.

Kết quả kiểm tra của Sở NN-PTNT vừa qua cho thấy, số lượng chim yến trú ngụ trong các nhà nuôi chênh lệch khá xa, nơi hơn 2.000 con/nhà, nhưng có nhà chỉ chừng 50 - 60 con. Khi hỏi người nuôi, đa số không hề biết về công suất của âm thanh đang “hát ru” chim, trang phục bảo hộ lao động, xử lý chất thải và họ tự nuôi, tự quản lý, theo dõi dịch bệnh bằng mắt thường. Phần đông không đăng ký kinh doanh, nhiều hộ có thông báo với địa phương việc nuôi, có người thì thực hiện lấy lệ…

Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thoại Sơn Phan Thanh Tùng thông tin: “Nuôi chim yến lấy tổ là nghề đang phát triển trên địa bàn huyện. Về mặt khoa học, loại động vật hoang dã này là bộ phận quan trọng tạo cân bằng sinh thái. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý, có giá trị kinh tế rất cao, song, nếu không quy hoạch vùng nuôi, có biện pháp xử lý dịch bệnh, đến khi bùng phát sẽ khó lường.

Dù đang chờ quy định, hướng dẫn mới về quản lý, nuôi chim yến nhưng để phòng trừ dịch bệnh, chúng tôi đã cử cán bộ thú y vận động các hộ nuôi sử dụng thuốc để vệ sinh nơi chim yến ở, nhưng họ ngần ngại không dám làm vì sợ chim bỏ đi. Chúng tôi đề nghị hộ nuôi vệ sinh môi trường xung quanh, không để tiếng ồn của máy và vấn đề liên quan ảnh hưởng đến hộ xung quanh.”

Theo Sở NN-PTNT An Giang, về nuôi chim yến chỉ có Thông tư số 35/2013 của Bộ NN-PTNT nên khó trong việc triển khai thực hiện, trong khi nghề này đang phát triển. Hiện nay, chưa có biểu mẫu đánh giá và hướng dẫn về chế tài xử lý, trong khi nhiều hộ nuôi đang tự phát, nên việc tạm dừng xây nhà nuôi chim yến trong nội thành, nội thị là cần thiết. Khi có quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như hướng dẫn về quy hoạch, quản lý nuôi chim yến thì với giá từ 20 - 30 triệu đồng/kg tổ yến, nghề này sẽ có điều kiện phát triển hơn.


Có thể bạn quan tâm

Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Theo Nghị Định 67 Động Lực Mới Cho Kinh Tế Biển Chính Sách Phát Triển Thủy Sản Theo Nghị Định 67 Động Lực Mới Cho Kinh Tế Biển

Nghị định 67/2014/NĐ – CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được ban hành là tin vui đối với ngư dân (có hiệu lực vào ngày 25.8 tới). Những ngày này, các ngân hàng đã tập trung vốn, cải cách thủ tục vay để sẵn sàng giải ngân cho các ngư dân, các đơn vị, tổ chức phát triển thủy sản.

07/08/2014
Triển Khai Gói Tín Dụng Hỗ Trợ Ngư Dân Triển Khai Gói Tín Dụng Hỗ Trợ Ngư Dân

Vụ Tín dụng kinh tế ngành (thuộc Ngân hàng Nhà nước) đã công bố dự thảo hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng đối với lĩnh vực thủy sản theo chỉ đạo cấp bách của Chính phủ. Gói tín dụng hỗ trợ ngư dân sẽ chính thức được triển khai vào ngày 25.8.

07/08/2014
Xoài Cuối Vụ Tốt Giá Xoài Cuối Vụ Tốt Giá

Xoài cát Hòa Lộc được thương lái vào tận vườn thu mua giá loại I (từ 350 -400 gram/trái) 90.000-110.000 đ/kg, loại II ( dưới 300 gram/trái) giá 50.000 – 60.000 đ/kg, cao gấp 3-4 lần so với cách đây 2 tháng. Theo ông Bê, với giá bán này trừ các khoản chi phí lãi gần 350 triệu đ với hơn 200 gốc xoài.

07/08/2014
Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước Nông Dân Tân Châu Thiệt Hại Gần 21 Tỷ Đồng Do Mì Bị Ngập Nước

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.

08/08/2014
Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ Mít Thái Lan Trên Đất Nghệ

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

08/08/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.