Biện Pháp Quản Lý Dịch Hại Trên Lúa Hè Thu 2014
Hiện nay ở Sóc Trăng phần lớn diện tích hè thu đang giai đoạn đẻ nhánh. Thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi để bệnh đạo ôn bộc phát gây hại trên nhiều ruộng lúa.
Đây là dịch hại nguy hiểm nếu việc phát hiện dịch bệnh không kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng của cây lúa. Vào thời điểm này, nông dân các địa phương cần chủ động áp dụng các biện pháp để quản lý tốt dịch hại này, không để chúng phát triển và gây hại trên điện rộng.
Tính đến nay lúa Hè Thu chính vụ ở Sóc Trăng đã xuống giống được 123.140 ha, chủ yếu lúa giai đoạn mạ đến đẻ nhánh.
Qua kết quả điều tra thực tế ngoài đồng và điều kiện thời tiết mưa nhiều, ẩm độ không khí cao đã tạo điều kiện cho bệnh đạo ôn lá phát triển, lây lan trên diện rộng và có chiều hướng gia tăng với tổng diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá là 1.048 ha, trong đó có 343 ha nhiễm cục bộ trên 20-70% lá bị bệnh, tập trung tại các huyện Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị…
Tại xã An Ninh, huyện Châu Thành bệnh đạo ôn phát triển mạnh, sinh trưởng của lúa bị ảnh hưởng đáng kể. Nhiều trường hợp lúa bị rất nặng. Ông Lâm Binh ở Ấp Hòa Qưới, xã An Ninh canh tác hơn 4 ha lúa hè thu nhưng có khoảng 3 ha bị nhiễm bệnh đạo ôn.
Ông cho biết: “ Vụ hè thu này tình hình bệnh đạo ôn rất nặng, tôi có trên 50% diện tích bị nhiễm bệnh, chi phí đầu tư cho vụ hè thu này chắc là sẽ tăng cao”. Dịch bệnh đạo ôn phát triển mạnh làm cho chi phí sử dụng thuốc phòng trị của nông dân tăng cao hơn năm rồi, do bà con phải xử lý thuốc nhiều lần.
Qua kết quả kiểm tra đồng ruộng bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở hầu hết các xã trong huyện với tỷ lệ 10-20% lá bị bệnh, chủ yếu trên các giống OM 5451, OM 6976, OM 4900.
Trước tình hình đó trạm bảo vệ thực vật đã ra thông báo về tình hình phát triển của bệnh đạo ôn lá trên đồng và hướng dẫn nông dân phòng trừ để giảm tác hại của bệnh, nhằm bảo vệ năng suất cây lúa. Trước hết nông dân cần thăm đồng thường xuyên, hạn chế bón thừa phân đạm và tiến hành phun thuốc đặc trị.
Hiện nay thời tiết rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát triển và lây lan trên diện rộng, nhất là những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm và sử dụng giống nhiễm như OM 6976, OM 4900, OM 5451, IR 50404…, đặc biệt khi bệnh kết hợp với thối thân do vi khuẩn sẽ gây hại nặng hơn và làm chết chồi ảnh hưởng đến năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời.
Để quản lý bệnh hại này, nông dân cần chú ý: “Thăm đồng thường xuyên, Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để quản lý rầy nâu, Bón phân cân đối, hạn chế bón thừa phân đạm, Giữ nước trong ruộng không để lúa khô hạn, Không nên phun thuốc cỏ khi lúa bị bệnh, Phát hiện vết bệnh sớm, Thời điểm tháng 8-9 lúa Hè Thu chính vụ vào giai đoạn trổ chín thường xuất hiện bệnh đạo ôn cổ bông và lem lép hạt. Ngoài ra bà con cần chú ý quản lý tốt rầy nâu thời gian tới”
Về diễn biến tình hình dịch hại trong thời gian tới: theo quy luật hàng năm rầy nâu thường bộc phát vào tháng 07, do giai đoạn này lúa Hè Thu chính vụ đang làm đòng trổ, đây là giai đoạn cây lúa rất mẫn cảm với dịch hại, giai đoạn này rầy nâu tích lũy ở lứa đầu kết hợp với rầy di trú mật số cao và điều kiện thời tiết thuận lợi cho rầy nâu phát triển, nên rầy có điều kiện nhân nhanh mật số, phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Để quản lý rầy nâu trong giai đoạn hiện nay, bà con cần chú ý thăm đồng thường xuyên để có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Có thể bạn quan tâm
Những năm qua, ngư dân Quảng Ngãi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ để nâng cao hiệu quả đánh bắt. Mới đây, ngư dân Quảng Ngãi đã được thí điểm ứng dụng đèn LED vào khai thác hải sản xa bờ, mở ra thêm nhiều triển vọng mới, giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả làm ăn.
Tính đến ngày 24-7, toàn Sóc Trăng tỉnh thả nuôi 30.988,2ha, đạt 68,86% kế hoạch; trong đó, tôm sú 15.529,3ha và tôm thẻ 15.458,9ha. Một trong những nguyên nhân làm tiến độ thả nuôi chậm là do nắng nóng kéo dài và đặc biệt giá tôm xuống thấp hơn cùng kỳ từ 20.000 – 50.000 đồng/kg… Nhưng nuôi tôm nước lợ không phải không có lối ra.
Ngày 28/7, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Sở NN&PTNT có diện tích nuôi cá tra lớn như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ tổ chức Hội thảo phát triển bền vững ngành cá tra trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Phó Tổng cục trưởng Phạm Anh Tuấn đã chủ trì Hội thảo.
Cùng gia đình lập nghiệp tại vùng đất Ninh Mã (Vạn Thọ, Vạn Ninh, Khánh Hòa) từ năm 1997 với nhiều khó khăn, nhưng với khát vọng làm giàu, anh Lê Quang Toàn, hội viên nông dân xã Vạn Thọ đã vươn lên trở thành tỷ phú từ việc nuôi tôm.
Một vùng quê ven biển có phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi; con người cần cù, năng động, sáng tạo luôn mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất… đã tạo ra những bước đột phá bước đầu và đang vươn lên trong phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.