An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao
Do đó, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai chương trình “ Phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao” đã sản xuất thành công giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ cao Irael sản xuất cung cấp giống theo nhu cầu nuôi tôm thương phẩm của nông dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL.
Theo đó, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng luân canh với cây lúa là 244 ha, lượng giống thả 30.120.000 con post. Trong đó, nuôi tôm toàn đực 11,5 ha với lượng giống thả 900.000 con post, sản lượng thu hoạch ước thực hiện đạt 312 tấn.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các sặc rằn thực hiện thành công và chuyển giao quy trình sản xuất cho ngư dân với diện tích như: huyện An Phú 13 ha, Tri Tôn 4 ha, Phú Tân 0,5 ha với lợi nhuận từ 300 – 400 triệu đồng/ha/vụ.
Đồng thời, Trung tâm Giống thủy sản cũng đã thực hiện thành công quy trình sản xuất giống cá điêu hồng Ecuador, cung cấp khoảng 100.000 con giống, tốc độ tăng trưởng nhanh và tốt trong thời tiết lạnh (khoảng 15 – 200 C), ít xuất hiện dịch bệnh, tỷ lệ sống lớn > 90%, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn dòng cá địa phương, dự kiến trong năm 2015 sẽ cung cấp khoảng 20 – 30 triệu con giống/năm.
Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu hoàn thiện tăng được 02 quy trình nuôi so với 06 tháng vừa qua là quy trình sản xuất và nuôi thương phẩm cá sặc rằn và cá điêu hồng Ecuador, qua đó đã góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Với những người nông dân, việc kiếm được vài triệu đồng mỗi tháng đủ để chi phí sinh hoạt đã là niềm mơ ước, nhưng với những nông dân nuôi bò sữa ở Mộc Châu (Sơn La), chuyện kiếm vài trăm triệu đồng đến cả vài tỷ đồng/năm đã không còn là chuyện lạ.
Tiếc đất bỏ hoang, một số nông dân (ND) ở TP.HCM đã nhảy vào đầu tư nuôi cá, trồng lúa... bất chấp rủi ro khi chính quyền thu hồi đất.
Cây bưởi của ông Trần Hùng (81 tuổi, ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình) dù chỉ rộng hơn 6m tán nhưng có tận trên 800 quả.
Hơn 4 năm xây dựng nông thôn mới , huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có nhiều bước tiến nổi bật, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày. Điểm nổi bật nhất Hải Lăng đạt được là đời sống người dân ngày càng ổn định, thu nhập được nâng lên nhờ các mô hình sản xuất hiệu quả.
Nhờ làm tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) mà trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, rất nhiều thôn, bản đã 8 -10 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên.