An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Do đó, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã triển khai chương trình “ Phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao” đã sản xuất thành công giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ cao Irael sản xuất cung cấp giống theo nhu cầu nuôi tôm thương phẩm của nông dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL.
Theo đó, diện tích nuôi tôm càng xanh trên ruộng luân canh với cây lúa là 244 ha, lượng giống thả 30.120.000 con post. Trong đó, nuôi tôm toàn đực 11,5 ha với lượng giống thả 900.000 con post, sản lượng thu hoạch ước thực hiện đạt 312 tấn.
Bên cạnh đó, đề tài nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm các sặc rằn thực hiện thành công và chuyển giao quy trình sản xuất cho ngư dân với diện tích như: huyện An Phú 13 ha, Tri Tôn 4 ha, Phú Tân 0,5 ha với lợi nhuận từ 300 – 400 triệu đồng/ha/vụ.
Đồng thời, Trung tâm Giống thủy sản cũng đã thực hiện thành công quy trình sản xuất giống cá điêu hồng Ecuador, cung cấp khoảng 100.000 con giống, tốc độ tăng trưởng nhanh và tốt trong thời tiết lạnh (khoảng 15 – 200 C), ít xuất hiện dịch bệnh, tỷ lệ sống lớn > 90%, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp hơn dòng cá địa phương, dự kiến trong năm 2015 sẽ cung cấp khoảng 20 – 30 triệu con giống/năm.
Như vậy, chúng ta đã nghiên cứu hoàn thiện tăng được 02 quy trình nuôi so với 06 tháng vừa qua là quy trình sản xuất và nuôi thương phẩm cá sặc rằn và cá điêu hồng Ecuador, qua đó đã góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi, vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Related news

Từ bỏ cách làm nông nghiệp truyền thống, hàng nghìn doanh nghiệp tư nhân và nông dân Lâm Đồng sẵn sàng dốc hầu bao đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC). Điều gì đã khiến cho "làn sóng đầu tư" bùng lên trên vùng đất nam Tây Nguyên này?

Là tổ chức tập hợp và đại diện quyền lợi của người nông dân, Hội Nông dân huyện Nghi Xuân luôn thể hiện chức năng và vai trò của mình trong việc định hướng, hỗ trợ phát triển kinh tế và thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Hàng trăm mô hình SXKD của hội viên cho thu nhập cao ra đời, đều có sự song hành của các cấp hội nông dân từ huyện đến cơ sở.

Nếu như năm ngoái, Trung tâm đã bán hết 250 ngàn cây cà phê thực sinh và 100 ngàn cây cà phê ghép, thì cùng thời điểm này năm nay, 300 ngàn cây cà phê thực sinh vẫn còn tồn lại vườn ươm, chưa thể xuất được. Nếu không xuất cây đúng thời điểm, cũng có nghĩa chất lượng cây giống sẽ giảm.

Để tiếp tục sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong điều kiện đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, nhiều nông dân trong tỉnh đã chuyển hướng sang làm nông nghiệp đô thị (NNĐT), nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)…

Ông Lộc Cá Pắn, thôn Thống Nhất, xã Hải Lạng (Tiên Yên - Quảng Ninh) vừa kết thúc đợt thu hoạch cá đối mục theo mô hình nuôi ghép 2ha cá đối mục và tôm sú. Ở mô hình này, cá đối mục không phải đối tượng nuôi chính song cũng đã cho sản lượng và giá trị tương đối lớn.