An Giang kêu gọi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn

Diện tích gieo trồng thực hiện theo mô hình liên kết được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ tăng qua các năm: từ 13.150 ha năm 2011 tăng lên đạt 22.950 ha năm 2012, năm 2013 đạt 34.000 ha và năm 2014 là 32.781ha. Tuy nhiên số HTX, THT tham gia làm đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn rất hạn chế, chỉ có chưa tới 8% số HTX tham gia mối liên kết này.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch Lê Văn Nưng nhấn mạnh để hợp tác xã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, liên kết sản xuất và góp phần tạo nên thành công trong phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang rất mong Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, nhất là quan tâm hỗ trợ về chính sách phát triển hợp tác xã trong thời gian tới.
Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là kêu gọi đầu tư vào phát triển hợp tác xã, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc 8 lĩnh vực (lúa, nấm, chăn nuôi, thủy sản, rau màu, hoa kiểng, cây ăn quả và dược liệu).
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Khẩn trương sơ kết tình hình triển khai thực hiện cánh đồng lớn, kêu gọi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn trên địa bàn.
Khẩn trương khắc phục tình trạng một số nơi, chính quyền địa phương còn lơi lỏng trong công tác quản lý hoặc còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn.
UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và quyết tâm đoàn kết, đổi mới đối với kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng vì yêu cầu phát triển của tỉnh An Giang và vì sự phát triển tất yếu của hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển hợp tác xã trong tương lai và nhu cầu chính đáng của nhân dân...
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.

Sáng 25/9, mô hình nuôi tôm chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP của hộ ông Nguyễn Văn Thành xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã tổ chức thu hoạch. Năng suất đạt 8 tấn/ha vụ, trừ chi phí, chủ mô hình thu về 200 triệu đồng tiền lãi ròng. Lợi nhuận đạt được từ nuôi tôm theo VietGAP tăng gấp 2,5 lần so với nuôi truyền thống.

Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu (KT-BVNLTS) đã triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển trong mùa mưa bão. Đây là hoạt động nằm trong kế hoạch phòng chống và giảm thiệt hại do thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Chi cục KT-BVNLTS.

UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan cần tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát dịch bệnh, theo dõi các vùng nuôi trồng thủy sản mẫn cảm với bệnh, đề phòng phát sinh những ổ dịch mới và tái phát những ổ dịch cũ trên phạm vi toàn tỉnh.

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.