Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Định Thực Hiện Thành Công Mô Hình Ương Tôm Hùm Bông Trong Lồng

Bình Định Thực Hiện Thành Công Mô Hình Ương Tôm Hùm Bông Trong Lồng
Ngày đăng: 28/09/2014

Nhằm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nuôi trồng thủy sản, giúp bà con phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả và tăng thu nhập, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn thực hiện thành công mô hình “Ương tôm hùm bông trong lồng” tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn.

Mô hình được thực hiện tại thôn Đông Xã, đảo Nhơn Châu, với qui mô 4 lồng nuôi, kích thước 6 m2/lồng, có 7 hộ nuôi trực tiếp tham gia mô hình; thời gian thực hiện mô hình 4 tháng (từ tháng 3/2014 đến hết tháng 7/2014).

Vùng nước được chọn nuôi có độ mặn ổn định 35%o, ít chịu ảnh hưởng của thủy triều, độ sâu tối thiểu 6m khi thủy triều thấp.

Sau khi được tập huấn kỹ thuật ương tôm hùm giống, các hộ tham gia mô hình đã tiến hành thả giống với số với mật độ 35 con/m2, tương đương 210 con/lồng 6 m2; thức ăn sử dụng cho ương tôm hùm giống chủ yếu là hàu, ghẹ, cá các loại... đảm bảo tươi sống, đủ dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của tôm, lượng thức ăn sử dụng vừa phải, phù hợp với kích cỡ phát triển của tôm giống trong từng giai đoạn sinh trưởng.

Trong quá trình nuôi, bà con thực hiện vệ sinh lồng nuôi, đồng thời phòng, trị bệnh cho tôm giống theo hướng dẫn của cán bộ khuyến ngư.

Kết quả, với kích cỡ tôm giống thả nuôi ban đầu 0,2 - 0,3 g/con (tôm trắng), sau gần 4 tháng ương nuôi, tôm sinh trướng và phát triển khá tốt, tỷ lệ tôm sống đạt 96,7%, tôm giống phát triển khá đồng đều, không bị dịch bệnh, trọng lượng đạt bình quân 65 – 70 g/con (so với yêu cầu đề ra là 50 g/con).

Với giá tôm giống thời điểm hiện tại là 450.000 đồng/con (50 g/con), khi xuất bán tôm giống các hộ nuôi có thu nhập khoảng 91,350 triệu đồng/lồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 17,9 triệu đồng đồng/lồng.

Ông Nguyễn Văn Nhật, nông dân tham gia mô hình cho biết: “Nhờ thực hiện ương tôm hùm bông giống trong lồng theo đúng quy trình mà cán bộ khuyến ngư hướng dẫn, nhất là các khâu chăm sóc, cho tôm ăn, theo dõi vệ sinh lồng và phòng trị bệnh cho tôm giống kịp thời, nên tôm phát triển tốt, mô hình đạt có hiệu quả cao”.

Ông Phan Tuấn - Trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Quy Nhơn cho biết: “Việc thực hiện thành công mô hình này cho thấy hướng đi phù hợp trong việc hỗ trợ bà con ngư dân tại xã đảo Nhơn Châu chuyển đổi từ nghề cũ đánh bắt, khai thác thủy sản gần bờ kém hiệu do nguồn cá tôm ngày càng cạn kiệt, để chuyển sang nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao hơn; qua đó giúp bà con phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu”.

Tại Hội thảo tổng kết mô hình vừa qua, hầu hết bà con ngư dân tham quan mô hình hết sức phấn khởi trước kết quả đạt được từ mô hình và mong muốn học tập làm theo.

Ông Nguyễn Văn Lâm – Giám đốc Trung tâm KNKN Bình Định biểu dương các hộ ngư dân tự nguyện tham gia mô hình đã có nhiều cố gắng để mô hình đạt kết quả tốt; đồng thời nhấn mạnh, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ cho bà con ngư dân xã đảo Nhơn Châu về kỹ thuật, giúp bà con tiếp tục phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình Ương tôm hùm bông giống trở thành nghề mới tại địa phương; ngoài ra, Trung tâm cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các mô hình phù hợp để chuyển giao giúp cho bà con ngư dân xã đảo Nhơn Châu phát triển sản xuất một cách hiệu quả và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Ăn Chắc, Mặc Bền Ăn Chắc, Mặc Bền

Sau thất bại từ việc nuôi chuyên canh tôm sú từ 10 năm trước, người dân ven phá Cầu Hai, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) chuyển sang nuôi tôm xen cua, cá nước lợ và đã phát huy hiệu quả.

10/09/2014
Khánh Hòa Có Hơn 480 Cơ Sở Sản Xuất Giống Thủy Sản Khánh Hòa Có Hơn 480 Cơ Sở Sản Xuất Giống Thủy Sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ cho công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đó là Trung tâm Tư vấn sản xuất - Dịch vụ khoa học công nghệ thủy sản và Trung tâm Quốc gia giống hải sản miền Trung.

10/09/2014
Bảo Vệ Môi Trường Trong Cải Tạo Đầm Nuôi Tôm Bảo Vệ Môi Trường Trong Cải Tạo Đầm Nuôi Tôm

Cải tạo ao đầm là một trong những khâu quan trọng trong nuôi tôm. Hiện đang bước vào mùa cải tạo, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Năm Căn (Cà Mau) đồng loạt sên, vét vuông nuôi, chuẩn bị cho mùa vụ nuôi tôm 2014. Công tác cải tạo vuông nuôi gắn với bảo vệ môi trường cũng được các ngành chức năng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.

10/09/2014
Những Tín Hiệu Không Hay Trên Thị Trường Yến Việt Những Tín Hiệu Không Hay Trên Thị Trường Yến Việt

So với Thái Lan, Malaysia, Indonesia, nghề khai thác yến ở Việt Nam còn rất non trẻ (xuất hiện từ đầu những năm 2000), nhưng tổ yến Việt Nam lại được đánh giá cao trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, sự hỗn tạp trên thị trường yến đang tác động tiêu cực đến nghề khai thác yến ở Việt Nam.

10/09/2014
Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Một trong những nguyên nhân chính xảy ra bệnh là do người chăn nuôi còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.

10/09/2014