An Giang kêu gọi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn

Diện tích gieo trồng thực hiện theo mô hình liên kết được các doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ tăng qua các năm: từ 13.150 ha năm 2011 tăng lên đạt 22.950 ha năm 2012, năm 2013 đạt 34.000 ha và năm 2014 là 32.781ha. Tuy nhiên số HTX, THT tham gia làm đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân còn rất hạn chế, chỉ có chưa tới 8% số HTX tham gia mối liên kết này.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch Lê Văn Nưng nhấn mạnh để hợp tác xã thực sự giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, liên kết sản xuất và góp phần tạo nên thành công trong phát triển cánh đồng lớn trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang rất mong Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục quan tâm, hỗ trợ hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, nhất là quan tâm hỗ trợ về chính sách phát triển hợp tác xã trong thời gian tới.
Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương tiếp tục kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là kêu gọi đầu tư vào phát triển hợp tác xã, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc 8 lĩnh vực (lúa, nấm, chăn nuôi, thủy sản, rau màu, hoa kiểng, cây ăn quả và dược liệu).
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa các hợp tác xã với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm. Khẩn trương sơ kết tình hình triển khai thực hiện cánh đồng lớn, kêu gọi ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn trên địa bàn.
Khẩn trương khắc phục tình trạng một số nơi, chính quyền địa phương còn lơi lỏng trong công tác quản lý hoặc còn can thiệp sâu vào công việc nội bộ của các hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn.
UBND tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và quyết tâm đoàn kết, đổi mới đối với kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng vì yêu cầu phát triển của tỉnh An Giang và vì sự phát triển tất yếu của hợp tác xã trong giai đoạn hiện nay cũng như định hướng phát triển hợp tác xã trong tương lai và nhu cầu chính đáng của nhân dân...
Related news

Cải Xa-lát là loại cây trồng vụ Đông, đã được bà con nông dân xã Đạo Đức trồng đại trà trong những vụ Đông trước đây. Qua thực tế cho thấy, đây là loại cây trồng ngắn ngày, công chăm sóc ít, nguồn tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Mấy năm gần đây, sản xuất đậu tương của các tỉnh miền núi phía Bắc có xu hướng giảm dần về diện tích, sản lượng, năng suất không thay đổi qua những mùa vụ. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và lượng nhập khẩu tăng lên hàng năm... đây thực sự là nghịch lý sản xuất đậu tương đã, đang diễn ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang.

Huyện Yên Minh vừa phát động phong trào sản xuất cây vụ Đông năm 2014. Theo kế hoạch, huyện triển khai gieo trồng 3.600 ha cây rau, đậu các loại, tăng gấp 5 lần so với vụ Đông năm 2013. Cụ thể: Gieo trồng 2.800 ha cây rau màu; trên 450 ha đậu; 100 ha khoai tây; 210 ha khoai lang.

Chiếm hơn 80% thị phần trên thế giới, do đó cá tra được xem là sản phẩm “độc quyền” của Việt Nam trên thương trường quốc tế. Song, vấn đề đáng buồn là nghề nuôi và xuất khẩu cá tra ngày càng đi vào ngõ cụt, bởi giá cá bấp bênh càng sản xuất càng thua lỗ. Vì sao cá tra lại rơi vào tình cảnh khốn đốn như vậy...

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.