An Giang có 71,71% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh

Tính riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS bình quân đạt 71,68%, tăng 10,30% so năm 2013; vượt xa mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 (45%). Có 05 huyện có tỷ lệ đạt cao từ 80% trở lên. Còn lại có tỷ lệ đạt từ 70 đến dưới 80%.
Trong 119 xã, đến thời điểm này có 49 xã chưa đạt chỉ tiêu quy định (>75%), chiếm 41,17%. Riêng 17 xã điểm thuộc diện xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, bình quân đạt 84,38%, trong đó chỉ có 02 xã chưa đạt chỉ tiêu .
Tuy tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS của tỉnh đạt khá cao, vượt mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là: Mức độ thực hiện giữa các huyện, các xã là chưa thật đồng đều, đặc biệt những vùng có đông đồng bào dân tộc như: Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, tỷ lệ đạt là rất thấp cho thấy ý thức thực hiện chưa cao; Chỉ tiêu này có tính biến động lớn theo từng thời điểm (do tăng - giảm số lượng hộ nuôi; tính bền vững của chuồng trại hoặc các công trình khí sinh học được xây dựng…) chưa thật sự ổn định, bền vững. Do đó, các ngành các cấp cần tập trung thực hiện công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi phải có chuồng trại ổn định, đảm bảo vệ sinh, khuyến khích hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-12, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện dự án quản lý nghề cá (QLNC) ở 8 tỉnh, giai đoạn 2006 - 2011 và xây dựng kế hoạch nhân rộng ra toàn quốc những năm tiếp theo. Thực tiễn cho thấy nghề cá ở nước ta còn nhiều khó khăn: quy mô nhỏ, phân tán, đời sống của ngư dân còn nghèo. Khai thác thủy sản còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn lợi cạn kiệt, môi trường nguồn nước bị suy thoái…

Hàng ngàn căn nhà bị ngập nước, nhiều nhà dân sập, bị cuốn trôi, hoa màu mất trắng…người dân nơi vùng “rốn lũ” vùng Đồng Tháp đang phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất

Toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 20 tổ sản xuất rau an toàn đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, trong đó nổi bật có Hợp tác xã rau an toàn Thắng Lợi ở xã Phước Hưng (huyện Long Điền). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là sản phẩm rau an toàn (RAT) của các HTX hầu hết vẫn chưa tìm được thị trường ổn định, giá cả bấp bênh.

Trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)", do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ, tỉnh Tiền Giang đầu tư hơn 3,7 tỉ đồng để hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh thay thế các giống cây ăn quả cũ, già cỗi bằng các giống cây ăn quả chất lượng, nhằm tạo sản phẩm nông sản an toàn phục vụ nhu xuất khẩu.

Cứ nhắc đến con tôm sú, nhiều người nuôi tôm ở xã Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong) vẫn còn hãi hùng khi bao nhiêu vốn liếng cứ đội nón ra đi. Người vỡ nợ không phải là ít khi dịch bệnh trên tôm sú cứ xảy ra liên miên. Khi TTCT xuất hiện ở tỉnh Bình Thuận vào năm 2005, dân nuôi tôm như bắt được phao sau một thời gian dài "thoi thóp"