An Giang có 71,71% hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh

Tính riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS bình quân đạt 71,68%, tăng 10,30% so năm 2013; vượt xa mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 (45%). Có 05 huyện có tỷ lệ đạt cao từ 80% trở lên. Còn lại có tỷ lệ đạt từ 70 đến dưới 80%.
Trong 119 xã, đến thời điểm này có 49 xã chưa đạt chỉ tiêu quy định (>75%), chiếm 41,17%. Riêng 17 xã điểm thuộc diện xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS, bình quân đạt 84,38%, trong đó chỉ có 02 xã chưa đạt chỉ tiêu .
Tuy tỷ lệ hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại HVS của tỉnh đạt khá cao, vượt mục tiêu cụ thể của CTMT Quốc gia NS và VSMT nông thôn đến cuối năm 2015 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, đó là: Mức độ thực hiện giữa các huyện, các xã là chưa thật đồng đều, đặc biệt những vùng có đông đồng bào dân tộc như: Huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, An Phú, tỷ lệ đạt là rất thấp cho thấy ý thức thực hiện chưa cao; Chỉ tiêu này có tính biến động lớn theo từng thời điểm (do tăng - giảm số lượng hộ nuôi; tính bền vững của chuồng trại hoặc các công trình khí sinh học được xây dựng…) chưa thật sự ổn định, bền vững. Do đó, các ngành các cấp cần tập trung thực hiện công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ các hộ chăn nuôi phải có chuồng trại ổn định, đảm bảo vệ sinh, khuyến khích hỗ trợ xây dựng các công trình khí sinh học.
Related news

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.

Ngày 24/11 Công an tỉnh Kon Tum cho biết, qua tiến hành truy quét tại khu vực Nam Sa Thầy, đội công tác tăng cường cơ sở đã phát hiện 2 vụ khai thác, cất giấu lâm sản trái phép trong rừng với tổng khối lượng là 19,732m3 gỗ quy tròn các loại.

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Cải tạo vùng đất đồi, lựa chọn cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao là hướng đi mới. Với hướng đi này, anh Cường và một số hộ dân nơi đây đã góp phần làm đa dạng hóa các giống cây trồng, nhất là cây ăn trái. Qua đó thúc đẩy kinh tế địa phương từng bước thay đổi.