An Giang Bảo Tồn Nguồn Gen Động Vật, Thực Vật
Tin vui đến với những nông dân (ND) trồng lúa mùa nổi ở huyện Tri Tôn (An Giang), đó là Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) cam kết bao tiêu toàn bộ lúa mùa nổi do ND sản xuất. Lúa mùa nổi tại An Giang hiện được coi là đặc sản “sạch”, bởi sản phẩm gạo không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Giá bán của loại lúa này từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, cao gần gấp 3 lần giá lúa sản xuất đại trà, trừ chi phí, ND thu lợi nhuận khoảng 10 - 12 triệu đồng/héc-ta/vụ/năm. Trên thị trường, giá gạo của lúa mùa nổi 25.000 đồng/kg.
Cũng tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, nơi có đặc sản nổi tiếng là đường thốt nốt, đang có hiện tượng bị khai thác tận diệt. Vì hiện nay, có những thương lái tìm mua cây thốt nốt với giá cao, để được đốn lấy gỗ làm đồ nội thất, cây nhỏ thì bứng gốc làm cây cảnh. Thốt nốt được xếp vào loại "Sách đỏ" của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới, ngoài việc sử dụng làm nước giải khát, đường... cây thốt nốt còn được coi là biểu tượng du lịch của các huyện vùng núi phía Tây Nam.
Năm vừa qua, lại rộ lên tin "cá hô khủng" hay "thủy quái" sa lưới ngư dân trên sông Cửu Long. Những con cá quý hiếm nặng trên trăm ký, bị bán sang tay từ người đánh bắt, với giá cao nhất (hàng triệu đồng/kg) để vào nhà hàng thành món ăn cho những khách ăn sành điệu thưởng thức. Nhìn thấy những con cá nằm bất động trong vòng vây người hiếu kỳ đến xem đã cho thấy loài thủy sản sẽ đi vào con đường tuyệt chủng không xa.
Lúa mùa nổi nhờ được chủ trương khôi phục, lưu giữ nên đã được nâng cao giá trị kinh tế, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm. Khu du lịch sinh thái rừng Trà Sư thu hút được khách du lịch gần xa cũng nhờ được bảo vệ, nên động, thực vật mới có cơ hội phát triển, sinh sôi nẩy nở ngày càng phong phú, đa dạng về mặt sinh học, mang lại lợi ích kinh tế vì tạo được cảnh quan du lịch hấp dẫn.
Bảo tồn và khai thác nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật để giữ được đa dạng sinh học là việc làm cần thiết và thường xuyên trong sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên sinh học quốc gia theo hướng bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Người dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, Bình Định) vẫn tấm tắc khen chàng trai Ngô Tùng Sơn (25 tuổi) không chỉ bởi bản tính siêng năng ham làm mà còn bởi cách làm ăn mới lạ, hiệu quả. Ở vùng đất nghèo nhất nhì huyện này thì những thanh niên làm kinh tế giỏi như Sơn đáng để tự hào và học hỏi.
Xuất khẩu cá tra ặp bất lợi về giá và rào cản kỹ thuật, giá cá tra không ổn định làm cho người nuôi cá tra còn gặp khó khăn. Trong khi đó giá tôm thế giới giảm, chi phí đầu vào tăng cũng gây khó cho người nuôi tôm.
Nhằm khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, giúp nông dân vùng đất nhiễm mặn ven biển Gò Công ổn định sản xuất và đời sống, Tiền Giang xây dựng vùng trồng chuyên canh sơri với gần 300ha.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) vừa điều chỉnh giá sàn gạo xuất khẩu loại gạo trắng 25% tấm với giá tối thiểu là 350 USD/tấn (giá FOB) và bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay (1/6).
Thời tiết đang ở những ngày cao điểm nắng nóng nhưng theo TS Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, thì câu chuyện đầu ra cho nông sản hiện nay còn “nóng” hơn thế nhiều