Cần Nhân Rộng Mô Hình Hợp Tác Bao Tiêu Trái Dừa

Ngày 19-3-2014, tại xã Vang Quới Tây (Bình Đại - Bến Tre) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre đã tổ chức hội thảo chương trình hợp tác bao tiêu trái dừa. Tham dự hội thảo có nông dân một số xã trồng nhiều dừa trong huyện.
Công ty đã giới thiệu về mô hình hợp tác với lãnh đạo và nông dân các xã Vang Quới Tây, Vang Quới Đông, Thới Lai, Châu Hưng, Phú Vang, Phú Thuận, Lộc Thuận. Mô hình nhằm gắn kết doanh nghiệp với nhà vườn để chia sẻ rủi ro trong sản xuất và mua bán.
Khi tham gia mô hình, nông dân được bao tiêu đầu ra với giá ổn định ngang bằng mức thị trường. Trường hợp dừa mất giá, Công ty sẽ thu mua, với mức sàn là 50 ngàn đồng/chục (12 trái). Ngoài ra, Công ty còn có chính sách hỗ trợ phân, thuốc và kỹ thuật cho nông dân.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến từ phía nông dân, như: vấn đề giá cả, sự bền lâu của mô hình, Tổ hợp tác có đóng thuế hay không... Đại diện Công ty và Chi cục Phát triển nông thôn đã giải thích, việc đóng thuế được thực hiện theo qui định của Nhà nước; hợp tác là hoạt động có tổ chức nhằm giải quyết khó khăn, đáp ứng nhu cầu của nông dân, có trách nhiệm cá nhân thì sẽ ổn định.
Được biết, toàn tỉnh, hiện có 5 huyện thực hiện mô hình này.
Có thể bạn quan tâm

Do mưa lớn những ngày qua, lượng nước rút chậm nên công tác khắc phục khoảng 3.000 ha lúa, hoa màu bị ngập nước do mưa của tỉnh Vĩnh Phúc đang gặp nhiều khó khăn.

Giữa Bộ NN-PTNT và Cục Hàng không (Bộ GT-VT) hiện đang có hai cách nói khác nhau về con cá tầm lưu thông ùn ùn trên thị trường. Trong khi Bộ NN-PTNT khẳng định, cá tầm nuôi ở trong nước chỉ đủ tiêu thụ tại xung quanh khu vực nuôi, cá nuôi ở miền Trung, Tây Nguyên còn nhiều hơn miền Bắc thì cá từ ngoài Bắc lại đang “chở bằng máy bay” ồ ạt vào miền Nam tiêu thụ, rõ ràng là cá tầm lậu. Song Cục Hàng không lại có nhận định khác.

Với quyết tâm chinh phục “đất nghèo”, ông Nguyễn Văn Hùng, ở thôn Tân Lập 1, xã Lương Sơn (Ninh Sơn - Ninh Thuận) đã dày công cải tạo những thửa ruộng cằn cỗi thành trang trại sản xuất, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thực hiện công tác dập dịch chổi rồng trên nhãn, tính đến nay, người dân các địa phương trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) tiếp tục cắt tỉa, phun thuốc đặc trị nhãn bệnh chổi rồng và đã có 330ha/550ha nhãn bị bệnh chổi rồng phục hồi.

Vừa qua, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đã ký văn bản chỉ đạo thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ để hạn chế dịch bệnh và triển khai có hiệu quả vụ nuôi tôm năm 2013.