Ấn Độ nuôi tôm gặp khó do giá giảm, tỷ lệ chết cao
Người nuôi tôm ở Prakasam được lợi khi giá tôm chân trắng tăng lên trên 750 rupee/kg đối với cỡ 30 con khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề do dịch EMS trong năm 2013.
Khi giá tôm giảm xuống 510 rupee/kg năm ngoái và tiếp tục giảm xuống mức thấp 370 rupee/kg năm nay, người nuôi thực sự gặp khó khăn.
Trong khi hiện tại giá tôm thế giới không thể tăng trong bối cảnh sản lượng tôm hồi phục ở các nước Đông Nam Á.
Chính quyền bang mới có động thái hỗ trợ duy nhất cho người dân đó là giảm thuế năng lượng 3 rupee xuống còn 4,8 rupee.
Chính quyền bang cần đưa ra các chính sách giảm giá nguyên liệu đầu vào, kích thích sản xuất hàng giá trị gia tăng bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến tôm nguyên liệu và phát triển thị trường nội địa để bảo vệ các nhà sản xuất trước những biến động khó lường của thị trường thế giới.
Vấn đề chính hiện tại là sự khan hiếm nguồn giống bố mẹ sạch bệnh (SPF). Do vậy, tỷ lệ sống giảm xuống 50% so với 80% của năm ngoái.
Mùa khô năm nay kéo dài cũng làm tăng tỷ lệ tôm chết ở các ao nuôi. Bên cạnh đó, giá thức ăn nuôi tôm tăng từ 55 rupee năm ngoái lên 75 rupee/kg năm.
Chính quyền bang cũng cần xây dựng thêm các kho lạnh để đưa các loại hàng dễ hỏng đi tiêu thụ trong cả nước.
Vùng Prakasam sản xuất được khoảng 33.200 tấn tôm trên diện tích 4.200 ha năm 2014. Bảy tháng đầu năm nay, sản lượng giảm xuống còn 4.000 tấn.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh đặc thù miền núi, UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai mô hình trồng nấm. Sau gần ba năm thực hiện, từ hiệu quả kinh tế cao, nghề trồng nấm đã mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn.
Đầu năm 2015, gia đình chị Đỗ Thị Diễm Vân ở thôn Phước Thiện 3 (xã Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận) đầu tư 300 triệu đồng mua máy liên hợp thu hoạch bắp phục vụ sản xuất.
Theo tổng hợp từ Sở NN&PTNT, đợt nắng hạn gay gắt vừa qua đã làm trên 2.260 ha chè cháy lá, thiệt hại từ 30 - 70%; gần 850 ha chè coi như “xóa sổ” hoàn toàn. Tại các vùng chè trên địa bàn tỉnh Nghệ An, người dân và chính quyền các địa phương đang thực hiện nhiều biện pháp “cứu chè”.
Là loại cây ăn quả dễ trồng, phù hợp với trình độ thâm canh của đồng bào miền núi, với thị trường sẵn có, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) dự định sẽ phát triển giống dứa Cayenne (thơm Tây) nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập.
Bộ Nông, Lâm, Thủy sản Nhật Bản vừa cấp phép cho trái xoài Đồng Nai xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Đây là cơ hội rất lớn để xoài Đồng Nai thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện “cần và đủ” về tiêu chuẩn, ngoài ra còn phụ thuộc rất lớn quá trình sản xuất của nông dân.