Ấn Độ nuôi tôm gặp khó do giá giảm, tỷ lệ chết cao

Người nuôi tôm ở Prakasam được lợi khi giá tôm chân trắng tăng lên trên 750 rupee/kg đối với cỡ 30 con khi Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề do dịch EMS trong năm 2013.
Khi giá tôm giảm xuống 510 rupee/kg năm ngoái và tiếp tục giảm xuống mức thấp 370 rupee/kg năm nay, người nuôi thực sự gặp khó khăn.
Trong khi hiện tại giá tôm thế giới không thể tăng trong bối cảnh sản lượng tôm hồi phục ở các nước Đông Nam Á.
Chính quyền bang mới có động thái hỗ trợ duy nhất cho người dân đó là giảm thuế năng lượng 3 rupee xuống còn 4,8 rupee.
Chính quyền bang cần đưa ra các chính sách giảm giá nguyên liệu đầu vào, kích thích sản xuất hàng giá trị gia tăng bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến tôm nguyên liệu và phát triển thị trường nội địa để bảo vệ các nhà sản xuất trước những biến động khó lường của thị trường thế giới.
Vấn đề chính hiện tại là sự khan hiếm nguồn giống bố mẹ sạch bệnh (SPF). Do vậy, tỷ lệ sống giảm xuống 50% so với 80% của năm ngoái.
Mùa khô năm nay kéo dài cũng làm tăng tỷ lệ tôm chết ở các ao nuôi. Bên cạnh đó, giá thức ăn nuôi tôm tăng từ 55 rupee năm ngoái lên 75 rupee/kg năm.
Chính quyền bang cũng cần xây dựng thêm các kho lạnh để đưa các loại hàng dễ hỏng đi tiêu thụ trong cả nước.
Vùng Prakasam sản xuất được khoảng 33.200 tấn tôm trên diện tích 4.200 ha năm 2014. Bảy tháng đầu năm nay, sản lượng giảm xuống còn 4.000 tấn.
Related news

Trong khi Cục BVTV được các DN hết lời khen ngợi về sự thông thoáng trong thủ tục kiểm dịch thì Cục Chăn nuôi lại bị cho là quá phiền hà, gây tốn kém cho DN.

Với chiêu bài, tới các đại lý đặt hàng giá cao rồi tìm cách bán số hàng của mình đã mua, các thương lái Trung Quốc đã làm cho thị trường hồ tiêu ở khu vực Tây Nguyên rối loạn, gây thiệt hại cho người dân và đại lý.

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc. Sau hơn 9 tháng triển khai trồng giống mì này, đến nay đã cho kết quả khả quan, năng suất cao hơn những giống mì khác từ 20-25%.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Hiện nay, diện tích lúa chiêm xuân đã trỗ hơn 36.000ha, đạt 98,9% diện tích. Các địa phương đang tập trung thu hoạch lúa và cây màu đã đến kỳ thu hoạch, đặc biệt là đối với diện tích lúa trên đất sâu trũng thực hiện thu hoạch theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.