Ấn Độ Áp Dụng Chương Trình Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Của FDA

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết Ấn Độ đang áp dụng một số biện pháp của FDA nhằm tăng cường chất lượng tôm XK sang thị trường Mỹ.
Theo Phó Giám đốc điều hành Phòng An toàn thực phẩm - Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng của FDA, tháng 4/2010, FDA đã cử đoàn chuyên gia nuôi trồng thủy sản sang đánh giá hệ thống kiểm soát dư lượng thuốc thú y trong thủy sản chuẩn bị XK sang Mỹ. Động thái này xuất phát từ những cáo buộc của Liên minh Tôm miền nam Mỹ (SSA) về dư lượng kháng sinh cao trong các lô tôm của một DN XK. Các lô hàng tôm đã hai lần bị cảnh báo NK. SSA là hiệp hội gồm 8 nhà khai thác và chế biến tôm đã vận động thành công việc áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm tôm Ấn Độ NK vào Mỹ.
FDA cũng cung cấp thêm thông tin về nỗ lực của cơ quan này đối với việc giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm.
Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI), từ đó đến nay, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ. Hiện tất cả các trại tôm đã đăng ký tại Ấn Độ đều được thanh tra trước khi thu hoạch. Các nhà chế biến XK không được phép mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch. Cơ quan kiểm định sẽ không chọn ngẫu nhiên một số mẫu tôm mà tiến hành kiểm tra tất cả các lô hàng XK sang Mỹ.
Tôm XK sang thị trường EU cũng chịu hình thức kiểm tra tương tự. DN XK không được mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch và các lô hàng XK không được phép thông quan khi chưa có chứng nhận kiểm định.
Năm 2010, chương trình kiểm định của FDA đã phát hiện chất nitrofuran và các chất chuyển hóa có liên quan trong 2,9% tổng số tôm và các sản phẩm từ tôm của Ấn Độ, giảm đáng kể so với kết quả năm 2009. Theo FDA, kết quả này là nhờ áp dụng các biện pháp của FDA như chương trình lấy mẫu và kiểm định mức dư lượng kháng sinh đối với toàn bộ số tôm XK sang Mỹ. Tuy nhiên cơ quan này chưa thể khẳng định liệu biện pháp trên có giải quyết triệt để tình hình lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm hay không.
Dù luôn khẳng định tăng cường kiểm tra không phải là biện pháp tốt nhất để đẩy lùi các chất độc hại trong thủy sản nuôi, nhưng FDA vẫn đánh giá đây là biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. Và trường hợp của Ấn Độ là một ví dụ khi nước này không gặp thêm cảnh báo NK nào trong 7 tháng qua
Có thể bạn quan tâm

Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.

Trong không khí của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về xã Phương Viên - một xã còn gặp nhiều khó khăn của huyện miền núi Hạ Hòa (Phú Thọ) để tìm hiểu về trang trại chăn nuôi lợn thịt lớn nhất nơi đây. Đó là mô hình chuồng trại chăn nuôi lợn thịt trị giá hơn 4 tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Đình Vân ở khu 9.

Để hạn chế dịch bệnh phát sinh thì chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học là phương pháp hiệu quả và an toàn hơn hết. Sau đây là một số lưu ý trong chăn nuôi gia cầm.

Mới 8 giờ sáng, trời đổ nắng gay gắt. Cả một vùng đất rộng lớn từ hồ Thành Sơn (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận), đến đầu thôn Đồng Dày (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) cây cỏ khô héo, chuyển sang vàng. Giữa mênh mông nắng hạn, chỉ thấy nhấp nhô một màu trắng của những đàn cừu đang gặm cỏ.