Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ấn Độ Áp Dụng Chương Trình Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Của FDA

Ấn Độ Áp Dụng Chương Trình Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Của FDA
Publish date: Friday. August 12th, 2011

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết Ấn Độ đang áp dụng một số biện pháp của FDA nhằm tăng cường chất lượng tôm XK sang thị trường Mỹ.

Theo Phó Giám đốc điều hành Phòng An toàn thực phẩm - Trung tâm An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng của FDA, tháng 4/2010, FDA đã cử đoàn chuyên gia nuôi trồng thủy sản sang đánh giá hệ thống kiểm soát dư lượng thuốc thú y trong thủy sản chuẩn bị XK sang Mỹ. Động thái này xuất phát từ những cáo buộc của Liên minh Tôm miền nam Mỹ (SSA) về dư lượng kháng sinh cao trong các lô tôm của một DN XK. Các lô hàng tôm đã hai lần bị cảnh báo NK. SSA là hiệp hội gồm 8 nhà khai thác và chế biến tôm đã vận động thành công việc áp thuế chống bán phá giá các sản phẩm tôm Ấn Độ NK vào Mỹ.

FDA cũng cung cấp thêm thông tin về nỗ lực của cơ quan này đối với việc giải quyết vấn đề lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm.

Theo Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Ấn Độ (SEAI), từ đó đến nay, Ấn Độ đã đạt được nhiều tiến bộ. Hiện tất cả các trại tôm đã đăng ký tại Ấn Độ đều được thanh tra trước khi thu hoạch. Các nhà chế biến XK không được phép mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch. Cơ quan kiểm định sẽ không chọn ngẫu nhiên một số mẫu tôm mà tiến hành kiểm tra tất cả các lô hàng XK sang Mỹ.

Tôm XK sang thị trường EU cũng chịu hình thức kiểm tra tương tự. DN XK không được mua tôm chưa qua kiểm định trước thu hoạch và các lô hàng XK không được phép thông quan khi chưa có chứng nhận kiểm định.

Năm 2010, chương trình kiểm định của FDA đã phát hiện chất nitrofuran và các chất chuyển hóa có liên quan trong 2,9% tổng số tôm và các sản phẩm từ tôm của Ấn Độ, giảm đáng kể so với kết quả năm 2009. Theo FDA, kết quả này là nhờ áp dụng các biện pháp của FDA như chương trình lấy mẫu và kiểm định mức dư lượng kháng sinh đối với toàn bộ số tôm XK sang Mỹ. Tuy nhiên cơ quan này chưa thể khẳng định liệu biện pháp trên có giải quyết triệt để tình hình lạm dụng kháng sinh trong nuôi tôm hay không.

Dù luôn khẳng định tăng cường kiểm tra không phải là biện pháp tốt nhất để đẩy lùi các chất độc hại trong thủy sản nuôi, nhưng FDA vẫn đánh giá đây là biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề. Và trường hợp của Ấn Độ là một ví dụ khi nước này không gặp thêm cảnh báo NK nào trong 7 tháng qua


Related news

Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa Trồng Bắp Lai Cho Hiệu Quả Gấp Hai Lần So Với Lúa

Mô hình này do 32 nông hộ ở xã Ân Phong thực hiện từ tháng 7.2014, trên diện tích 2 ha đất lúa chuyển đổi. Theo đánh giá của ngành chức năng và bà con nông dân thực hiện mô hình, giống bắp PAC 999 chịu hạn tốt, ít sâu bệnh, cây cứng, tỉ lệ nảy mầm cao, bắp to, dài và đồng đều.

Friday. October 24th, 2014
Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 2 Ha Đất

Để có điều kiện tốt hơn cho con cái ăn học, ông Lý Nhịt Sau đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Năm 2007, ông Sau trồng xen tiêu vào vườn cà phê. Cách làm này giúp ông tăng thu nhập trên cùng một diện tích mà không phải phá bỏ vườn cà phê.

Friday. October 24th, 2014
Khóm Nghịch Mùa Được Giá Khóm Nghịch Mùa Được Giá

Do chi phí vật tư và tiền thuê nhân công tăng cao nên sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân lời từ 1,5 - 2 triệu đồng/công. Nhiều thương lái cho biết, với nguồn cung ít như hiện nay, chuyện khan hiếm khóm thương phẩm sẽ còn kéo dài đến tháng 12, vì vậy khả năng giá khóm sẽ còn tăng trong thời gian tới.

Friday. October 24th, 2014
Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa” Ước Mơ Đưa Xoài Cát Phù Cát “Bay Xa”

Anh Võ Văn Thắng, ở thôn Tân Hóa Nam, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong những người đi tiên phong trồng xoài cát tại Cát Hanh. Hiện trang trại trồng xoài cát của anh rộng hơn 2 ha, sản xuất theo phương pháp VietGAP, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Friday. October 24th, 2014
Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế Phát Triển Cây Ăn Trái Gắn Với Tiềm Năng, Lợi Thế

Thế mạnh của Sóc Trăng là bưởi da xanh, bưởi năm roi, nhãn và chuối. Tuy là thế mạnh với gần 28.000 ha nhưng đầu ra luôn bấp bênh, diện tích canh tác không ổn định. Vườn cây ăn trái được phát triển mạnh ở vùng ven Sông Hậu, những năm gần đây, cây có múi phát triển mạnh ở một số địa bàn thuần ngọt như Mỹ Tú, Châu Thành.

Friday. October 24th, 2014