Thành tỷ phú từ nghề... gặt mướn
Hiện ông Buôl là chủ nhân của 3 chiếc máy gặt đập liên hợp hiệu Kubota của Nhật, cộng với phương tiện chuyên vận tải lúa trị giá gần 2 tỷ đồng. Ông Buôl chia sẻ: “Nhà có 7,5ha ruộng nhưng ở nhiều khu vực khác nhau, mỗi lần vào vụ thu hoạch rất vất vả khi kiếm nhân công. Giá công gặt tăng từng ngày, có khi lúa đã chín vàng đồng nhưng phải chờ 5-7 ngày mới thu hoạch được là chuyện thường. Đó cũng là cảnh ngộ của nhiều hộ làm lúa trong vùng...”.
Năm 2010, ông Buôl đem tiền dành dụm bấy lâu của gia đình, vay thêm ngân hàng được gần 500 triệu đồng để mua một chiếc máy gặt đập liên hợp. Ngoài gặt lúa cho gia đình, ông còn mang máy đi gặt mướn cho bà con trong huyện. Có tích lũy, sang năm 2011, ông lại tiếp tục mua thêm 1 chiếc máy nữa, trị giá hơn 500 triệu đồng và mở rộng việc gặt mướn qua các huyện, tỉnh lân cận.
Theo ông Buôl, khi quyết định mua máy, ông cũng đã nghiên cứu, xem xét nhiều góc độ từ thực tế sản xuất lúa. Ông còn cho con trai đi làm thuê cho các chủ máy gặt ở các vùng khác để học hỏi.
Với 3 chiếc máy gặt đập liên hợp, mỗi chiếc có thể gặt khoảng 600 công/vụ, mỗi năm 3 chiếc có thể gặt hơn 5.000 công lúa, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Buôl thu lợi nhuận từ gặt thuê hơn 500 triệu đồng. Ngoài ra, với diện tích lúa 3 vụ, gia đình ông Buôl có tổng thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Không chỉ có thu nhập cao cho gia đình, ông Buôl còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên nông thôn. Trung bình người làm công với các việc như điều khiển máy gặt, hứng lúa có thu nhập trung bình từ 200.000-250.000 đồng/ngày khi vào vụ. Hiện ông Buôl sử dụng khoảng 20 nhân công thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm
Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.
Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.
Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.
Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ngày 8/7, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, Cục vừa lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mướp đắng, rau ngót tiêu thụ tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.