8 Triệu Đồng Cho Một Cặp Dưa Hấu
Tết Ất Mùi năm nay, ông Trần Thanh Liêm dự kiến tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.
Tết Ất Mùi năm nay nhà nông Trần Thanh Liêm, ở khu vực 7, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ) sẽ cung ứng ra thị trường khoảng 500 cặp dưa hấu hình vuông, thỏi vàng có chữ “Tài - Lộc” nổi trên vỏ, giá từ 1,5 - 3,5 triệu đồng/cặp. Dự kiến trong dịp tết ông thu gần một tỷ đồng. Đồng thời, năm nay ông sẽ tung ra khoảng 20 cặp dưa hấu hình trái tim rất lạ mắt với giá 8 triệu đồng/cặp.
Hiện tại, ông Liêm trồng 7.000 m2 dưa hấu để đảm bảo cung ứng hàng theo nhu cầu thị trường. Tuy nhiên còn hơn 1 tháng nữa mới đến tết, hiện đám ruộng dưa hấu tạo hình “độc” của ông đang phát triển rất tốt, dự kiến sẽ thu hoạch trái vào ngày 24 tết âm lịch, mỗi trái có trọng lượng từ 1,7-2kg. Hiện loại dưa này được thương lái ở TP.HCM xuống tận nhà đặt hàng trước (khoảng 2/3 sản lượng SX ra).
Mặc dù qua nhiều năm trồng dưa hấu tạo hình, nhưng tỷ lệ thành công chỉ khoảng 50%. Theo dự đoán của ông Liêm, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên sẽ có hàng giao.
Tuy nhiên, để có những quả dưa đẹp thì việc chăm sóc hết sức cẩn thận từ lúc mới gieo hạt đến khi ra hoa, kết trái và chọn đúng thời điểm để cho vào khuôn. Năm nay, sản phẩm dưa hấu “độc - lạ” của ông Liêm sẽ được cải tiến mẫu mã, khuôn nhỏ hơn, chữ in trên vỏ dưa đẹp hơn so với những năm trước, đáp ứng nhu cầu mới, lạ trong dịp tết.
Có thể bạn quan tâm
Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.
Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.
Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.