Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Chia sẻ tại Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN xuất nhập khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi ngày 14/5, ông Lê Thanh Vân- Tổng giám đốc Công ty CP Đắk Lắk cho biết, thời gian qua do hoạt động xuất khẩu mật ong có nhiều thuận lợi nên số DN tham gia xuất khẩu mật ong gia tăng nhanh chóng.
Nhiều DN không có đàn ong, không sản xuất mật ong theo quy trình cũng tham gia xuất khẩu dẫn đến cảnh tranh mua, tranh bán gây không ít khó khăn cho các DN làm ăn chân chính. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu thức ăn để nuôi ong cũng gặp khó khăn về cấp phép, khảo nghiệm. Ông Vân đề xuất, để thuận lợi cho DN nuôi ong, việc nhập thức ăn chăn nuôi nên giao cho các trại nuôi ong tự khảo nghiệm và tự nhập khẩu.
Trước phản ánh của DN, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, hiện Bộ vẫn chỉ đạo các đơn vị phải thực hiện kiểm tra ATVSTP, kiểm dịch khi vận chuyển đối với các sản phẩm mật ong lưu hành trên thị trường. Song trước thực trạng này phải kiểm tra chặt chẽ hơn. Đối với vướng mắc trong nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ong, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Cục chăn nuôi phải chấn chỉnh và có thông tư chuyên đề về quản lý thức ăn chăn nuôi ong.
Liên quan đến vấn đề kiểm dịch, ông Trương Hữu Nghị- Chủ DN tư nhân Vĩnh Nghiệp bức xúc, khi chuyển sản xuất trứng vịt muối xuất khẩu dù DN đã làm kiểm dịch tại địa phương nhưng khi vận chuyển trứng qua các tỉnh khác vẫn phải xuất trình giấy và đóng phí kiểm dịch. Điều này gây mất thời gian và phát sinh chi phí cho DN.
Giải đáp vướng mắc này, ông Phạm Văn Đông- Cục trưởng Cục Thú Y cho hay, theo quy định, các cơ sở đảm bảo đủ yêu cầu chỉ phải kiểm dịch một lần tại nơi sản xuất. Do đó, Cục Thú y sẽ có văn bản xử lý đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra kiểm tra lại các Chi cục tại các tuyến đường.
Nhiều DN còn phản ánh họ đang gặp khó khăc với các quy định đăng ký khuyến mãi, thủ tục xuất khẩu thịt heo sang Nhật, công nhận tạo giống mới để xuất khẩu. Thậm chí, DN còn găp bất cập trong các quy định về xử lý nước thải trong chăn nuôi. Trước các thông tin trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã yêu cầu các đơn vị có thẩm quyền giải quyết đồng thời nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn về thị trường xuất khẩu cho DN.
Có thể bạn quan tâm

Vụ đông xuân vừa qua ở Quảng Nam nhờ thời tiết thuận lợi, các loại sâu bệnh ít gây hại, nông dân ứng dụng hiệu quả quy trình thâm canh mới nên cây đậu phụng rất được mùa...

Mới đây, tại hội thảo sử dụng hiệu quả phế phụ phẩm nông nghiệp để cải thiện độ phì đất đai, tăng năng suất cây trồng và giảm phát thải khí nhà kính (KNK), Viện Môi trường Nông nghiệp cho biết hiện nay nước ta có hơn 7 triệu ha lúa, 1 triệu ha ngô, 0,65 triệu ha sắn, gần 1 triệu ha cây rau đậu các loại...

Nông dân tỉnh Quảng Bình chưa kịp mừng vì được mùa lúa vụ đông - xuân thì lại gặp lúc lúa rớt giá thê thảm, bán không được.

ky thuat nuoi ca tra thit trang, ky thuat nuoi ca tra, cach nuoi ca tra thit trang, ca tra bi benh, cham soc ca tra, ca tra thit trang, lam sao de ca tra co thit trang

Theo ông Lê Thiết Cương- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NNPTNT Hà Nội), trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, dồn điền, đổi thửa là một nội dung rất quan trọng quyết định đến các tiêu chí khác.