66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Mục tiêu của quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực chất lượng cao cho TP.
Cùng với đó, Hà Nội xác định nâng cao giá trị sản xuất lúa đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2015 đạt khoảng 30.900ha và đến năm 2020 đạt 40.300ha ở các vùng liền thửa quy mô trên 100ha, tập trung chủ yếu ở 8 huyện trọng điểm gồm: Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.
Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 sẽ chuyển đổi khoảng 14.500ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Duy trì khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020. Cùng với đó, phát triển diện tích lúa hàng hóa có chất lượng cao từ khoảng 46,5% năm 2015 lên đến 66% vào năm 2020 tại những nơi có điều kiện đất đai thích hợp.
Có thể bạn quan tâm

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.

Trong những năm qua, xã Cao Chương (Trà Lĩnh) tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, hướng tới phát triển sản xuất hàng hóa để xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân.

Là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh Phạm Văn Chương (xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình nhờ trồng mía nguyên liệu mà còn tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động địa phương.

Trong tháng 6 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bạc Liêu thực hiện mô hình nuôi cá chẽm tại 2 hộ là ông Nguyễn Văn Tùng ở ấp Rạch Rắn, xã Long Điền, huyện Đông Hải và ông Trần Vũ Linh ở xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình. Tổng kinh phí đầu tư cho mô hình quy mô 1ha là hơn 58 triệu đồng.