66% diện tích lúa chất lượng cao năm 2020

Mục tiêu của quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, duy trì quỹ đất trồng lúa, tự cung ứng được một phần nhu cầu lương thực chất lượng cao cho TP.
Cùng với đó, Hà Nội xác định nâng cao giá trị sản xuất lúa đạt 180 triệu đồng/ha/năm. Phát triển vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao năm 2015 đạt khoảng 30.900ha và đến năm 2020 đạt 40.300ha ở các vùng liền thửa quy mô trên 100ha, tập trung chủ yếu ở 8 huyện trọng điểm gồm: Ứng Hòa, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Ba Vì, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thanh Oai và Thường Tín.
Trong giai đoạn từ 2016 - 2020 sẽ chuyển đổi khoảng 14.500ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác và kết hợp nuôi trồng thủy sản. Duy trì khoảng 80% mức tự túc lương thực của TP đến năm 2020. Cùng với đó, phát triển diện tích lúa hàng hóa có chất lượng cao từ khoảng 46,5% năm 2015 lên đến 66% vào năm 2020 tại những nơi có điều kiện đất đai thích hợp.
Related news

Mới đây, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch sẽ “nâng cấp” vụ đông thành vụ sản xuất chính trong năm với mục tiêu sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn để nâng cao đời sống nông dân. Vậy vụ đông sẽ được phát triển ra sao?

Lúa mùa tại đồng bằng Bắc Bộ đang trong thời gian xuôi quả, đỏ đuôi. Vào thời gian này, nếu lúa gặp mưa lớn gây ngập úng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến năng suất.

Vài năm trở lại đây, hàng loạt mặt hàng nông sản ế ẩm của nông dân Tây Nguyên được một phụ nữ và các bạn của cô nỗ lực đưa lên mạng để tìm hướng tiêu thụ.

Xung quanh chủ trương chuyển vụ đông thành vụ chính, phóng viên NTNN đã phỏng vấn ông Ma Quang Trung- Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT). Ông Trung cho biết, hiện Bộ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định 580 để mở rộng hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang các cây trồng khác, dự kiến sẽ được thông qua trước vụ đông.

Việc cơ quan chức năng xử lý chưa nghiêm đã dẫn tới tình trạng các chất bị cấm sử dụng, các chất tạo nạc vẫn được dùng tràn lan trong chăn nuôi. Nhiều ý kiến cho rằng, cần hình sự hóa hành vi buôn bán, sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi.