60.000 lượt ND được tập huấn kỹ thuật sản xuất
Nông dân bản Pán, xã Chiềng Ly mua phân bón trả chậm.
Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Châu, để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Huyện đã chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy tối đa lợi thế từng vùng, hình thành các mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại cho thu nhập cao.
Điển hình là về chăn nuôi, trong 3 năm qua huyện đã hỗ trợ bà con nông dân trồng hơn 96ha cỏ; làm hồ sơ hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho 415 hộ, với tổng số tiền 6,5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi đại gia súc...
Huyện phối hợp với UBND xã Chiềng Bôm triển khai mô hình trồng cây thảo quả dưới tán rừng với diện tích 3ha.
Đáng chú ý là các chương trình kinh tế trọng tâm đều được triển khai thực hiện hiệu quả, riêng cây công nghiệp luôn bám sát quy hoạch, với 2.943ha cà phê, 556ha chè, 1.677ha cao su, 792ha cây ăn quả…
Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội ND trên địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức hơn 700 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 60.000 lượt nông dân; nhận ủy thác từ các ngân hàng cho hơn 6.000 lượt hội viên vay vốn; cung ứng hơn 1.000 tấn ngô giống, phân bón trả chậm…
Nhờ vậy mà chỉ trong mấy năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Lường Văn Hợp, người dân tộc Kháng ở xã Long Hẹ nuôi gần 90 con trâu bò, 1.600m2 ao cá, trồng và chăm sóc 133ha rừng, thu lãi 300 triệu đồng/năm; hay như bà Vừ Thị Sênh ở xã Co Mạ, ông Cà Văn Cương ở Chiềng La, ông Lường Văn Khương ở Phổng Lập...
Ông Đào Tài Tuệ - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thuận Châu cho biết, cùng với hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện cũng chỉ đạo các xã lựa chọn các công trình cấp thiết để đầu tư xây dựng.
“Đặc biệt, nhân dân trên địa bàn đã tự nguyện hiến hơn 21ha đất và tài sản, hoa màu trên đất, đóng góp 35 tỷ đồng (bằng tiền mặt, vật liệu cát, đá, ngày công) để xây dựng đường giao thông.
Chúng tôi phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1 xã đạt chuẩn NTM, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, còn lại các xã khác phải đạt từ 5 tiêu chí trở lên” – ông Tuệ nói.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng cuối năm được xác định là thời điểm “vàng” để ngành kinh tế thủy sản bứt phá hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm. Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau đã có kế hoạch nhằm cùng doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản dồn sức cho thời cơ này.
Sáng 16/10, tại TP Vinh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGap tại các tỉnh ven biển miền Bắc.
“Nếu mãi duy trì lối suy nghĩ sản xuất hàng “giá rẻ” để dễ cạnh tranh, vô tình chúng ta đã giết chết nền sản xuất trong nước. Sản phẩm cá tra file của các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh là một điển hình.
Tính đến nay đã gần 1 tháng từ khi hàng ngàn con tôm, cá nuôi lồng bè ở xã Vĩnh Tân bỗng nhiên chết đột ngột không rõ nguyên nhân. Nhiều câu hỏi được đặt ra, nhiều nguyên nhân được phỏng đoán, các ngành chức năng đã vào cuộc nhưng vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.
Về xã Mỹ Hà (Mỹ Lộc, Nam Định) dịp này sẽ được ngắm những vuông ao xây gạch, đường đi, lối lại đổ bê tông phẳng phiu, sạch sẽ với hệ thống cống tưới, tiêu nước, dưới ao lao xao cá quẫy; những dãy chuồng trại lợn, gà, xung quanh được trồng cây thế, cây cảnh, cây ăn quả, rau… xanh mát