60.000 lượt ND được tập huấn kỹ thuật sản xuất

Nông dân bản Pán, xã Chiềng Ly mua phân bón trả chậm.
Theo báo cáo của UBND huyện Thuận Châu, để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
Huyện đã chỉ đạo các địa phương chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, phát huy tối đa lợi thế từng vùng, hình thành các mô hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại cho thu nhập cao.
Điển hình là về chăn nuôi, trong 3 năm qua huyện đã hỗ trợ bà con nông dân trồng hơn 96ha cỏ; làm hồ sơ hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho 415 hộ, với tổng số tiền 6,5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi đại gia súc...
Huyện phối hợp với UBND xã Chiềng Bôm triển khai mô hình trồng cây thảo quả dưới tán rừng với diện tích 3ha.
Đáng chú ý là các chương trình kinh tế trọng tâm đều được triển khai thực hiện hiệu quả, riêng cây công nghiệp luôn bám sát quy hoạch, với 2.943ha cà phê, 556ha chè, 1.677ha cao su, 792ha cây ăn quả…
Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội ND trên địa bàn huyện đã phối hợp tổ chức hơn 700 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho 60.000 lượt nông dân; nhận ủy thác từ các ngân hàng cho hơn 6.000 lượt hội viên vay vốn; cung ứng hơn 1.000 tấn ngô giống, phân bón trả chậm…
Nhờ vậy mà chỉ trong mấy năm, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Điển hình như gia đình ông Lường Văn Hợp, người dân tộc Kháng ở xã Long Hẹ nuôi gần 90 con trâu bò, 1.600m2 ao cá, trồng và chăm sóc 133ha rừng, thu lãi 300 triệu đồng/năm; hay như bà Vừ Thị Sênh ở xã Co Mạ, ông Cà Văn Cương ở Chiềng La, ông Lường Văn Khương ở Phổng Lập...
Ông Đào Tài Tuệ - Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Thuận Châu cho biết, cùng với hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện cũng chỉ đạo các xã lựa chọn các công trình cấp thiết để đầu tư xây dựng.
“Đặc biệt, nhân dân trên địa bàn đã tự nguyện hiến hơn 21ha đất và tài sản, hoa màu trên đất, đóng góp 35 tỷ đồng (bằng tiền mặt, vật liệu cát, đá, ngày công) để xây dựng đường giao thông.
Chúng tôi phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 1 xã đạt chuẩn NTM, 11 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên, còn lại các xã khác phải đạt từ 5 tiêu chí trở lên” – ông Tuệ nói.
Related news

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...

Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.