50% Diện Tích Nuôi Cá Tra Treo Ao
Theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện nay giá cá tra xuất khẩu tại Trà Vinh ở mức 23.500-24.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 đồng/kg so đầu tháng 8. Mặc dù giá cá tra tăng trở lại nhưng do lãi suất ngân hàng cao, giá thức ăn nuôi cá tăng liên tục, giá cá biến động thất thường,nên đến thời điểm này bà con tại các huyện Tiểu Cần, Càng Long, Cầu Kè chỉ mới thả nuôi 22 triệu con giống trên diện tích 55ha, giảm 50% so năm 2010.
Điều đáng quan tâm là nguyên liệu cá tra giảm mạnh nhưng các nhà máy chế biến xuất khẩu chủ yếu thu mua cá nguyên liệu có kích cỡ từ 800 gr/con đến 1 kg/con, cá tra quá lứa (trọng lượng hơn 1 kg)rất khó bán, giá rất thấp khoảng 20.000 đồng/kg.
Do 50% diện tích người nuôi cá tra “treo ao” nên sản lượng cá tra ở Trà Vinh giảm hơn 5000 tấn.Theo đó, chỉ tiêu đề ra mở rộng diện tích lên 150 ha, sản lượng đạt 30.000 tấn trong năm 2011 và đến năm 2015, diện tích nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh lên 2.900 ha, năm 2020 diện tích mở rộng lên 3.900 ha phục vụ cho chế biến xuất khẩu rất khó thực hiện.
Có thể bạn quan tâm
Tuy chịu ảnh hưởng của nguồn nước mùa khô khan hiếm, sâu bệnh tấn công nhưng năng suất vụ lúa này ở tỉnh Tiền Giang đạt trên 7 tấn/ha.
Giống lúa Hồng Ngọc được nhiều nông dân đưa vào sản xuất trong mấy năm trở lại đây nhằm thay thế giống chịu mặn, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Tuy nhiên, trong 2 tháng qua, các HTX của huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) sau khi thu hoạch lúa đều không bán được hoặc giá thấp thê thảm do ảnh hưởng của… tin đồn.
Trong đợt nắng nóng kéo dài hơn 10 ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô ở xã Tường Sơn (Anh Sơn) và Nghi Văn (Nghi Lộc - Nghệ An) bị chết.
Từ đầu vụ thu hoạch rộ (khoảng tháng 3 đến nay) khoai lang liên tục rớt giá. Hiện chỉ ở mức 100.000 - 150.000 đ/tạ (tạ/60kg)- mức giá thấp nhất từ trước đến nay.
Không phải bây giờ mà từ rất lâu người dân đã biết đến lợi ích của kiến vàng trong tiêu diệt các loại rệp không chỉ trên cây điều mà ở trên các loại cây trồng khác. Sử dụng kiến vàng có thể gián tiếp giúp nông dân loại bỏ nấm bệnh, sâu bệnh, từ đó giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xuống mức thấp nhất, đồng thời tiết kiệm được nhân công, giảm chi phí trong chăm sóc vườn điều. Tuy nhiên, trong thực tế, người nông dân có nghĩ vậy?