Nhà Vườn Châu Thành Bước Đầu Thành Công Trong Việc Phòng Trừ Sâu Đục Trái Ở Đồng Tháp
Theo thống kê của Trạm bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Đồng Tháp), toàn huyện có trên 1.200 ha trồng cây có múi, trong đó diện tích bưởi bị sâu đục trái là 52ha (chiếm 40% diện tích), hiện tượng xì mủ do sâu đục trái cũng đã lây lan qua nhiều loại cây có múi khác như: cam sành, chanh, quýt. Trước thực trạng này, nhiều nhà vườn đã áp dụng biện pháp bao trái để phòng trừ và bước đầu đã thành công.
Đi đầu trong việc sử dụng bao xốp bao trái để đối phó với sâu đục trái trên cây bưởi da xanh ở huyện Châu Thành phải kể đến ông Phan Văn Thành ở ấp An Thạnh, xã An Nhơn. Với 5.000 m2 đất vườn chuyên trồng bưởi da xanh, ngay từ đầu năm 2013 ông Thành phát hiện vườn bưởi của mình bị xì mủ gây rụng trái và lây lan rất nhanh.
Với kinh nghiệm từ việc trồng xoài trước đây, ông đã mua bao xốp về bao tất cả bưởi trong vườn nhà và hiệu quả mang lại rất khả quan, đạt khoảng 80 - 90%. Ngoài ra, qua tìm hiểu, ông biết tác nhân gây hại là một loại bướm ký sinh và loại bướm này rất sợ ánh sáng nên ông Phan Văn Thành quyết định phủ trắng vườn bưởi của mình bằng cách phun vôi bột lên khắp thân lá, kể cả trái. Song song đó, ông cũng phun định kỳ thuốc bảo vệ thực vật trên cây bưởi, đặc biệt là giai đoạn trái non, hiện vườn bưởi của ông cho trái rất tốt và chuẩn bị thu hoạch.
Ông Phan Văn Thành cho biết “Việc bao trái và phun xịt vôi bột đạt hiệu quả gần như tương đương nhau, tuy nhiên việc bao trái tốn nhiều chi phí và công lao động hơn, đặc biệt là đối với những vườn bưởi lâu năm, tán rộng và cao, khi thu hoạch cũng khá khó khăn vì phải mở bao để kiểm từng trái. Vì vậy ông Thành đã chọn cách phun vôi bột”.
Kỹ thuật phun vôi bột của ông Phan Văn Thành khá đơn giản, mỗi bao vôi bột 40kg pha với 200 lít nước, lược cặn và tiến hành phun xịt lên khắp vườn từ gốc đến ngọn. Mỗi tháng phun 3 đợt, đặc biệt trước khi phun vôi bột phải phun qua một lượt thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả. Ông Phan Văn Thành còn cho biết, phun vôi bột ngoài việc phòng trừ sâu đục trái còn có thể phòng được bệnh xì mủ trên thân cây bưởi và nhiều loại cây có múi khác.
Đánh giá về kết quả mô hình sử dụng bao xốp bọc trái và phun vôi bột phòng trừ sâu đục trái trên bưởi, kỹ sư Phạm Văn Tâm - Phó trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành cho biết: “Hai mô hình này mang lại kết quả khả quan, không ảnh hưởng đến chất lượng trái, trạm bảo vệ thực vật huyện sẽ tổ chức hội thảo và nhân rộng cho các nhà vườn trồng cây có múi trong và ngoài huyện thực hiện”.
Có thể bạn quan tâm
UBND tỉnh An Giang vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống, giai đoạn nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị bệnh”. Tổng kinh phí thực hiện đề án trên 886,5 triệu đồng, từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ.
Thấy hiệu quả từ việc nuôi heo rừng lai, hai anh em rể Nguyễn Văn Nhẫn và Vũ Ngọc Hùng (thôn 3, xã Tiên Lãnh, Tiên Phước - Quảng Nam) đã mạnh dạn đầu tư mô hình này và bước đầu cho kết quả khả quan.
Vụ xuân 2012, xã Nghĩa Tân- vùng chuyên trồng lúa đặc sản của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) đã ứng dụng TBKT, mở rộng diện tích gieo sạ hàng. Đây là năm đầu tiên địa phương này tổ chức gieo sạ đại trà.
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.