Đổi Đời Nhờ Cây Đu Đủ

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh. Trong một lần nghỉ dưỡng bệnh, anh Mít nghe thông tin trên báo, đài về cây đu đủ - một loại cây dễ trồng lại cho thu nhập cao. Khi khỏi bệnh, anh quyết định lấy tiền tiết kiệm mua 3 công đất để trồng đu đủ. Sau một thời gian, anh Mít đã nhìn thấy hiệu quả của sự chuyển hướng sản xuất của mình.
Anh Mít cho biết, đu đủ từ lúc trồng, 4 tháng có thể bán trái xanh, 6 tháng bán trái chín. Với giá bán 5.000 đồng/kg, 3 công đu đủ (6 năm tuổi) đã mang lại thu nhập trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh. Cây đu đủ cho trái quanh năm, nên thu nhập của anh đều đặn và tương đối ổn định. Nhờ đó, anh Mít không những thoát đời làm thuê vất vả mà còn mua được 1 ha đất để trồng mì, xây nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học đầy đủ. Người dân xã Tân Bình thật sự ngỡ ngàng trước sự “đổi đời” ngoạn mục của anh Mít. Một số người dân địa phương có ý định bắt tay vào trồng đu đủ với hy vọng cũng sẽ khấm khá hơn.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, huyện Tân Biên cho biết, Hội Nông dân xã có ý định nhân rộng mô hình trồng đu đủ, nhưng vẫn còn phân vân về đầu ra cho cây trồng này. Hiện nay, thị trường tiêu thụ trái đu đủ chủ yếu tại các chợ đầu mối trong tỉnh Tây Ninh. Do đó, giải pháp trước mắt là trồng xen canh cây đu đủ với những cây trồng lâu năm, nếu có nhiều mối lái tiêu thụ thì sẽ tăng dần diện tích, chuyển đổi dần từ hoa màu khác sang trồng đu đủ.
Có thể bạn quan tâm

Vừa đọc được tin trên báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngay ngày hôm sau tôi đã mò lên Bắc Giang để đi thăm cơ sở nuôi vịt trời đầu tiên ở Việt Nam. Đây là trại nuôi vịt trời của anh Tô Quang Dần ở bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Gắn bó và trồng quýt nhiều năm nay, ông Phạm Văn Thí (ở ấp Bầu Chiên, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được xem là một trong những người trồng quýt giỏi ở vùng này.

Ngày 28/8 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Vương quốc Anh tổ chức Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu giải mã gen một số giống lúa bản địa của Việt Nam với sự tham dự của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và các doanh nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang giảm dần, do nông dân chuyển sang trồng các loại cây trồng khác thu được lợi nhuận cao hơn.

Để chuẩn bị con giống thả nuôi trên diện tích 1ha, ông Long sử dụng bể xi măng có diện tích khoảng 700m2 để ương dưỡng 900.000 con giống tôm thẻ chân trắng 10 ngày tuổi. Hiện nay mới vào giai đoạn giữa kỳ ương dưỡng nhưng tôm ăn mạnh, lớn nhanh.