5 năm phát triển nông nghiệp, nông thôn nhiều thành tựu đáng ghi nhận
Ðó là kết quả quan trọng, có ý nghĩa thiết thực chào mừng Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020.
Nông dân tham quan cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa ở Nhơn Hạnh - thị xã An Nhơn.
Kết quả khả quan
5 năm qua (2011-2015), Sở NN&PTNT đã đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo của cán bộ công nhân viên, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu, kế hoạch Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh trên lĩnh vực NN&PTNT.
Cán bộ ngành Nông nghiệp tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, phối hợp với chính quyền các địa phương chuyển giao tiến bộ KHKT trong trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân.
Hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng và phòng trừ sâu bệnh; phát triển chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại, gắn với bảo vệ môi trường và an toàn dịch bệnh.
Đáng chú ý, từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã chuyển đổi được 26.792 ha diện tích sản xuất 3 vụ lúa bấp bênh/năm sang sản xuất 2 vụ lúa/năm;
Năng suất bình quân chân 2 vụ lúa cao hơn diện tích chân 3 vụ từ 9-12 tạ/ha/vụ, hiệu quả sản xuất cao hơn 3,7 triệu đồng/ha; nhiều công thức luân canh có giá trị thu nhập cao được áp dụng có hiệu quả.
Ngành Nông nghiệp tỉnh cũng đã xây dựng thành công mô hình cánh đồng mẫu lớn, đem lại hiệu quả về nhiều mặt.
Trên lĩnh vực thủy sản, Sở NN&PTNT đã xây dựng và ban hành lịch thời vụ nuôi tôm trên toàn tỉnh; kiên trì khuyến cáo, thuyết phục người nuôi tôm khu vực đầm Thị Nại, đầm Đề Gi chuyển sang nuôi tôm thân thiện với môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả sản xuất.
Sở còn thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản của Trung ương và của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân nâng cao năng lực khai thác thủy sản; phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện mô hình khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi...
Với Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn các địa phương lập dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu kinh tế cao ra diện rộng;
Kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức liên kết phát triển sản xuất với người dân; vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của, công sức XDNTM.
Nhìn chung, từ năm 2011-2014, tỉnh ta đã huy động được gần 2.758 tỉ đồng XDNTM.
Đến nay, toàn tỉnh có 23 xã về đích NTM; dự kiến đến cuối năm 2015 có 28 xã trong toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt 20% so với kế hoạch được giao.
5 năm qua, SXNN tỉnh ta đã có nhiều chuyển biến tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông- lâm- thủy sản ước đạt 5%; giá trị sản xuất toàn ngành tăng bình quân 5,1%.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển biến theo hướng giảm dần tỉ trọng giá trị sản xuất trồng trọt từ 51,1% năm 2011 xuống 45% năm 2015, tăng dần giá trị sản xuất chăn nuôi từ 45,8% (năm 2011) lên 51,6% (năm 2015) và dịch vụ từ 3,1% (năm 2011) lên 3,4% (năm 2015).
Mục tiêu mới
Giai đoạn 2016-2020, Sở NN&PTNT đề ra mục tiêu: Đảm bảo tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân hàng năm của ngành Nông - lâm - thủy sản đạt 4%; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 4,2%; trong đó, nông nghiệp tăng 2,3%; lâm nghiệp tăng 10%, thủy sản tăng 6,5%.
Tỉ trọng kinh tế nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh chiếm 25%.
Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành Nông nghiệp đến năm 2020: trồng trọt 40% - chăn nuôi 56% - dịch vụ 4%.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, cho biết: Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu nói trên, Sở NN&PTNT sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua yêu nước.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành NN&PTNT toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong đó, tập trung khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả đất đai, mặt nước nhằm tăng giá trị và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích; nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mặt khác, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển SXNN, nông thôn, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình XDNTM.
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.
Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.
Cây giảo cổ lam là dược liệu quý, sẵn có trong tự nhiên, với rất nhiều công dụng như bình ổn huyết áp, chống kết tụ tiểu cầu, làm tan huyết khối, ngăn ngừa sơ vữa mạch… Qua phân tích điều kiện tự nhiên, năm 2014, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã thực hiện mô hình trồng thí điểm cây giảo cổ lam tại xã Phương Viên.