Phục Tráng Giống Lúa Bao Thai Chợ Đồn
Trung tâm Thực nghiệm sinh học nông nghiệp công nghệ cao - Viện Di truyền nông nghiệp vừa tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn”.
Lúa bao thai là một giống lúa bản địa mang tính đặc trưng ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và có nhiều đặc tính quý như cơm ngậy, ngon, vị đậm và chịu đựng tốt với các yếu tố bất thuận ở địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong sản xuất hiện nay, các giống lúa bao thai cũ đã thoái hóa, hạt giống có chất lượng thấp, không đồng đều, chất lượng gạo không ổn định...
Đề tài “Phục tráng giống lúa bao thai Chợ Đồn” bằng phương pháp tuyển chọn giống theo 3 vụ được thực hiện trên diện tích 10ha tại hai xã Phương Viên, Quảng Bạch. Tiến hành trồng những dòng lúa bao thai đã được phục tráng trên diện tích 10ha đất lúa tại hai xã Phương Viên và Quảng Bạch, nhóm thực hiện đề tài đã thu được kết quả khả quan, năng suất của 60 dòng lúa được chọn trong vụ ba ổn định trong khoảng 48-50 tạ/ha, tăng từ 3-5 tạ so với giống lúa trước khi phục tráng. Dự án đã tập huấn cho 300 hộ nông dân ở Phương Viên.
Có thể bạn quan tâm
Theo định hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020 của Bộ NN&PTNT thì mục tiêu là thì tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất tăng từ 70% hiện nay lên 95%; đối với khâu gieo trồng, chăm bón từ 25% lên 70%; khâu chế biến từ 30% lên 80%.
Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đã xây dựng được 3 điểm thí nghiệm bón bã bùn sấy khô với diện tích thực hiện khoảng 5.000m2/điểm.
Nông dân các tỉnh Bắc miền Trung từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế đang thu hoạch bắp (ngô) vụ xuân năm 2012 với diện tích hơn 10.000 ha được xem là đượ mùa nhất từ trước đến nay. Thế nhưng, giá bắp bán tại vườn chỉ bằng 1/2 so với vụ trước khiến nông dân thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Ở thôn Cò Lạn, xã Đồng Bục (Lộc Bình, Lạng Sơn), anh Lưu Văn Xích dân tộc Tày là một trong những người đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong những năm qua, cây hành chăm đã được người dân ở huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) lựa chọn đưa vào trồng trên đất khô hạn, thiếu nước.