5.368 Tỷ Đồng Dư Nợ Cho Vay Nuôi Và Chế Biến Cá Tra Ở Đồng Tháp
Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.
Hiện dư nợ cho vay cá tra gần 5.368 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng dư nợ cho vay thủy sản. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra có đủ điều kiện được vay vốn để phát triển nghề cá; không có chuyện “đóng cửa” không cho vay như một số thông tin phản ánh.
Cũng theo ông Thạch, diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp trong năm qua hơn 1.943 ha, đã thu hoạch được 1.057 ha, với sản lượng 386.910 tấn; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 482 triệu USD, tăng 1,5% so năm 2011. Cái khó hiện nay là giá cá tra xuống thấp chỉ còn 20.000 - 21.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7/10, Ban Quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển về sự phát triển bền vững phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo thông tin tuyên truyền mở rộng vùng GAP năm 2016 – 2017 tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có bước phát triển mạnh là nhờ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản khá ổn định, trong đó tàu thuyền khai thác biển 385 chiếc (có 10 chiếc đánh bắt xa bờ).
Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.
Tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lồng bát quái, lồng xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.
Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới.