5.368 Tỷ Đồng Dư Nợ Cho Vay Nuôi Và Chế Biến Cá Tra Ở Đồng Tháp

Tại buổi làm việc với các bộ ngành liên quan đến nguồn vốn cho vay phát triển nghề cá tra vào chiều 15-1, tại TP Cao Lãnh, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Tháp, cho biết trong năm 2012 các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã giải ngân cho người nuôi và các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu hơn 11.522 tỷ đồng, tăng đến 69% so với năm 2011.
Hiện dư nợ cho vay cá tra gần 5.368 tỷ đồng, chiếm hơn 89% tổng dư nợ cho vay thủy sản. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra có đủ điều kiện được vay vốn để phát triển nghề cá; không có chuyện “đóng cửa” không cho vay như một số thông tin phản ánh.
Cũng theo ông Thạch, diện tích nuôi cá tra ở Đồng Tháp trong năm qua hơn 1.943 ha, đã thu hoạch được 1.057 ha, với sản lượng 386.910 tấn; kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 482 triệu USD, tăng 1,5% so năm 2011. Cái khó hiện nay là giá cá tra xuống thấp chỉ còn 20.000 - 21.000 đồng/kg, khiến người nuôi lỗ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Related news

Huyện Khánh Sơn đang bước vào mùa sầu riêng. Năm nay, tuy giá có cao hơn năm ngoái nhưng nông dân không vui bởi sầu riêng mất mùa. Ông Nguyễn Văn Dư - chủ vườn sầu riêng tại xã Sơn Bình cho biết, sầu riêng bán tại chỗ giá 24.000 - 25.000 đồng/kg, cắt quả còn sống bán cho thương lái giá 18.000 - 18.500 đồng/kg.

Là địa phương ven biển có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, thời gian qua, xã Thanh Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi ốc hương thương phẩm” cho bà con, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống.

So với những năm trước, năm nay tôm nuôi phần lớn được mùa nhưng lại rớt giá; trong khi đó giống, thức ăn, mọi chi phí đầu vào đều cao.

Xã Tam Quan là địa phương chăn nuôi số lượng gia cầm lớn nhất huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) (khoảng 1 triệu con). Tuy nhiên, năm 2004 và năm 2011 2011 do dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát, gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Huyện Bát Xát (Lào Cai) được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu quý. Đó là điều kiện khí hậu nhiệt đới và bán ôn đới với độ ẩm cao, diện tích rừng tự nhiên, rừng nguyên sinh chiếm 80% tổng diện tích rừng toàn huyện với thảm thực vật đa dạng, phong phú…