USDA dự báo thương mại gạo toàn cầu 2015 giảm 2% xuống 42,4 triệu tấn
USDA ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan năm 2015 giảm 2 triệu tấn, tương đương 18%, trong khi xuất khẩu gạo của Ai Cập cũng giảm, nhưng trong khi xuất khẩu gạo của các nước khác như Ấn Độ, Pakistan và Mỹ dù tăng song không đủ bù đắp sự sụt giảm của Thái Lan.
Về xuất khẩu, báo cáo mới không có nhiều điều chỉnh. Về nhập khẩu, USDA hạ dự báo nhập khẩu gạo của Iraq, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc, Ghana và Mauritus.
Theo ước tính của USDA, thương mại gạo toàn cầu năm 2016 đạt 42 triệu tấn, giảm nhẹ so với 42,2 triệu tấn dự báo hồi tháng trước và giảm so với 42,44 triệu tấn năm 2015.
USDA hạ dự báo triển vọng xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Myanmar, Campuchia và Mỹ, nhưng nâng dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan, Pakistan và Ai Câp.
Năm 2016, nhập khẩu gạo của Iraq, Mexico, Hong Kong, Bờ Biển Ngà, Ghana, Mauritius, Nam Phi và Tanzania được dự báo giảm, trong khi nhập khẩu gạo của Philippines dự báo tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn ra ở hầu hết các vùng trọng điểm nuôi tôm, trong đó các tỉnh khu vực ĐBSCL thiệt hại nặng nề nhất. Dịch bệnh hoại tử gan tuỵ cấp xuất hiện trên cả 2 đối tượng nuôi chính là tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Theo báo cáo của Tổng Cục thuỷ sản, diện tích tôm bệnh chiếm gần 30% diện tích tôm nuôi, chủ yếu là bệnh đốm trắng, đầu vàng và gan tuỵ cấp.
Trong 5 tháng đầu năm 2014, vượt qua khó khăn, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đang dần hồi phục. Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam dự kiến đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2013. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị toàn thể của VASEP tổ chức ngày 12/6 tại TP Hồ Chí Minh.
Vài năm trước, diện tích nuôi cá mú, cá chẻm trên địa bàn TP. Cam Ranh (Khánh Hòa) phát triển rất lớn, nhưng do gặp dịch bệnh, năng suất thấp, rớt giá, lãi không cao nên nhiều hộ đã chuyển sang nuôi ốc hương hay trồng rong. Tuy nhiên năm nay việc nuôi cá mú, cá chẻm lại rất thuận lợi, giá bán cao nên người nuôi rất phấn khởi.
Để nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, phòng ngừa trường hợp các thị trường nhập khẩu sẽ tẩy chay các mặt hàng tôm Việt Nam, gây hậu quả lớn cho nền kinh tế, ngày 11 tháng 6 năm 2014, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa đã có ý kiến chỉ đạo thực hiện công tác ngăn chặn tình trạng bơm chích tạp chất, thu mua, vận chuyển nguyên liệu thủy sản chứa tạp chất.
Tính đến ngày 5/6, tại các xã Ðông Minh, Ðông Hải (Tiền Hải - Thái Bình) đã có 157 hộ nuôi tôm phát hiện thấy có hiện tượng tôm chết trong ao với tổng diện tích 18,232ha, số lượng 4,165 triệu con. Tuy tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến phức tạp.