Trái cây giống ngoại giá rẻ đắt khách
Vốn mê trái phúc bồn tử, chị Lan (quận Bình Thạnh, TP HCM) lâu nay thường đặt mua hàng nhập với giá cao. Gần đây, chị nhận thấy nhiều cửa hàng, siêu thị bắt đầu bày bán sản phẩm này nhưng có nguồn gốc trong nước, với giá rẻ hơn hẳn.
“Thay vì đặt mua phúc bồn tử nhập từ châu Âu với giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg, nay tôi chỉ cần bỏ ra 360.000 đồng.
Hàng cũng sẵn nên tôi thường chỉ mua 1-2 hộp, khoảng gần 2 lạng mỗi hộp cho tươi ngon, chứ không đặt cả kg như trước”, chị Lan nói.
Tương tự, chị Hoa (quận 2) cho biết trước đây thường mua về gia đình những loại quả lạ như dâu New Zealand, mít Thái Lan, việt quất...
Song gần đây, thay vì sản phẩm nhập khẩu, chị thường mua loại mang giống ngoại, song được trồng ở Việt Nam do có giá rẻ hơn phân nửa.
"Như dâu New Zealand trước đây có giá 380.000 đồng/kg.
Bây giờ tôi chuyển sang mua hàng Việt. Chưa thật sự ngon bằng nhưng giá cả phải chăng", chị Hoa chia sẻ.
Khảo sát tại một số cửa hàng và siêu thị ở TP HCM cho thấy, các loại trái cây giống ngoại ở Việt Nam ngày càng được bán rộng rãi, giá cũng rất cạnh tranh so với hàng nhập.
Tại cửa hàng bán thực phẩm ở quận I, giá một hộp phúc bồn tử loại 170 gram là 65.000 đồng; việt quất dao động quanh mức 110.000 - 125.000 đồng một vỉ, loại 125 gram; mít giống Thái Lan là 35.000 đồng/kg…
Còn tại hệ thống siêu thị Big C, giá sản phẩm phúc bồn tử rẻ hơn 5.000 đồng. Riêng dâu giống New Zealand, hệ thống Metro bán giá 249.000 đồng/kg, rẻ hơn hàng ngoại nhập gần 100.000 đồng. Còn mít tươi giống Thái tách múi giá chỉ 45.000 đồng/kg.
Mít giống Thái được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo các chủ cửa hàng và siêu thị, phúc bồn tử, việt quất, dâu giống New Zealand chủ yếu được trồng ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng. Sau khi thu hoạch, sản phẩm được chuyển về TP HCM mỗi ngày nên quả tươi chứ không bị dập nhiều như hàng nhập.
Tuy nhiên, do chất đất và khí hậu tại Việt Nam khác châu Âu nên kích cỡ quả cũng nhỏ hơn, vị chua hơn.
Theo nhân viên quầy trái cây tại Big C (quận 2), phúc bồn tử là mặt hàng được nhập thường xuyên. Thời điểm này đang vào vụ, song loại này có diện tích trồng hạn chế nên hàng về cũng không nhiều. “Mỗi ngày siêu thị bán khoảng 5-8 vỉ loại 170gram với giá gần 60.000 đồng mỗi vỉ", nhân viên này cho biết.
Còn tại Metro, sản phẩm mít giống Thái và dâu giống New Zealand được khá nhiều khách ưa chuộng. Theo nhân viên ở đây, bình quân một ngày, siêu thị bán được khoảng 50 - 70kg mít, thậm chí có hôm cả tạ. Riêng dâu, số lượng hàng không có nhiều nên chỉ được vài kg.
Bà Nguyễn Thị Thiện - Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ Thiên Hưng cho biết, 2 năm trở lại đây, doanh nghiệp thường lên Đà Lạt tìm nguồn sản phẩm mới.
Phúc bồn tử và việt quất là 2 mặt hàng thường được thu mua. Phúc bồn tử được công ty bán ra quanh mức 50.000 - 60.000 đồng một vỉ loại 170 gram, phấn phối trong các hệ thống Aeon mall và Maximart.
“Vì là số lượng có hạn nên mỗi tháng, công ty chỉ bán khoảng 2-3 tạ chứ không nhiều như các loại trái cây khác”, bà Thiện nói.
Là đơn vị chuyên trồng phúc bồn tử, chủ nông trại Thanh Xuân ở Lâm Đồng cho biết, ngoài bán tại một số cửa hàng, chị còn cung cấp cho 2 hệ thống siêu thị là Big C và Vinmart với số lượng dao động quanh mức 20 kg mỗi ngày.
“Loại cây này khá khó trồng và chỉ thích hợp ở một vùng đất và khí hậu nhất định. Trước đó, tôi và nhiều hộ có trồng thử nghiệm ở một số nơi ở Đà Lạt nhưng không thành công vì khí hậu không thích hợp”, chủ nông trại này cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Tại TP. Trùng Khánh (Trung Quốc), nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng bình quân 20 – 30%/năm, trong khi nguồn cung của An Giang lại rất phong phú. Khi hoạt động xúc tiến được triển khai mạnh mẽ, nhiều mặt hàng nông sản của An Giang sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường này.
Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá rô phi.
Ngoài những vật nuôi quen thuộc như trâu, bò, heo, gà… thời gian gần đây, người dân huyện Sông Hinh (Phú Yên) đang tiếp cận với đối tượng nuôi mới là rắn mối.
Hội nhập và tự do hóa thương mại, gần đây nhiều chuyên gia kinh tế đều chung nhận định: Khi tham gia vào TPP sẽ là cơ hội cho các ngành như dệt may, da giày vốn là lợi thế nhưng lại là thách thức rất lớn cho ngành chăn nuôi vốn đã có nhiều rủi ro, kém sức cạnh tranh của chúng ta.
Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán.