Nhật Bản đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu thịt lợn và thịt bò
Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận trong việc cắt giảm biểu thuế quan đối với mặt hàng thịt lợn, thịt bò và một số mặt hàng khác trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược Thái Bình Dương (TPP).
Được biết hai mặt hàng này nằm trong số năm loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nhật Bản được đưa ra thảo luận tại TPP.
Theo đó, một khi TPP chính thức có hiệu lực thì mức thuế 4,3% đánh trên mặt hàng thịt lợn cao cấp sẽ được điều chỉnh giảm dần trong 10 năm.
Còn đối với mặt hàng thịt lợn giá bình dân thì biểu thuế sẽ được cắt giảm xuống còn 50 yen/kg thay vì mức 482 yen/kg như hiện nay.
Về mặt hàng thịt bò nhập khẩu, Nhật Bản có khả năng sẽ cắt giảm mức thuế từ mức 38,5% xuống còn 27,5%. Dự kiến trong vòng 15 năm tới mức thuế này có thể được hạ thấp xuống khoảng mức 9%.
Tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn một số mặt hàng chưa được phê chuẩn giảm thuế. Mức thuế đánh lên lúa mì nhập khẩu có vẻ sẽ không có gì thay đổi, mặc dù mức thuế đánh lên giá bán sỉ lúa mì sẽ được giảm 45%.
Mức thuế đánh vào thịt gia cầm, vốn đang dao động trong khoảng 8,5-11,9% như hiện nay, sẽ được điều chỉnh giảm dần. Thuế nhập khẩu mặt hàng rượu hiện tại đang ở mức 15% hay 125 yen/lít sẽ được xóa bỏ dần theo lộ trình 7 năm.
Ngoài ra một thỏa thuận về nhập khẩu gạo từ Mỹ vẫn đang còn phải chờ những kết luận cuối cùng của vòng đàm phán. Ban đầu, Nhật Bản đã đề xuất một hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho 50.000 tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên mức quota này sẽ được tăng thêm 2.000 tấn/ mỗi năm kể từ năm thứ 4 trở đi cho đến khi đạt được mức 70.000 tấn/năm.
Một nhà tham gia vòng đàm phán cho biết Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia vào cuộc đàm phán thuế quan song phương giữa hai bên để chốt lại toàn bộ các điều khoản trong thỏa thuận.
Có thể bạn quan tâm
Theo một quan chức Chính phủ Philippines, chính phủ nước này vừa quyết định sẽ nhập thêm 200 tấn gạo của Việt Nam nhằm ổn định nguồn hàng dự trữ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA).
Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.
Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.
Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.
Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.