445 Triệu Đồng Trồng Bần Chắn Sóng

Dự án trồng bần chua chắn sóng, hạn chế xói lở bờ biển khu vực xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải được thực hiện vào tháng 7/2014. Đến nay, trên 60% diện tích bần phát triển tốt.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Trà Vinhh phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai dự án trồng thử nghiệm 1.134 cây bần chua trên diện tích 4,2 công tại bờ biển xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải với kinh phí 445 triệu đồng. Đề tài thử nghiệm trồng bần chua tại xã Hiệp Thạnh đã được sự đồng thuận và hưởng ứng của bà con ven biển, bởi loài cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt trên những bãi bùn, đất mềm.
Bà Phạm Thị Dứt, một người dân ngụ xã Hiệp Thạnh chia sẻ: “Mong cho “nó” lớn thì mưa bão mình khỏi sợ, trong này mình dễ sản xuất thêm, có bần là nó không lở đây đâu, thấy chắc ăn lắm”.
Sau ba tháng trồng thử nghiệm, 60% diện tích bần đã bén rễ và phát triển tốt. Theo Chi cục Kiểm lâm Trà Vinh và lãnh đạo xã Hiệp Thạnh, do ảnh hưởng của sóng và gió chướng nên gần 40% diện tích bần bị thiệt hại. Ông Lê Vũ Khanh - Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp Thạnh cho biết thêm: “Thời điểm này bần chậm phát triển do sóng mạnh. Qua tháng Nam thì nó đảm bảo phát triển mạnh,…qua trao đổi với mấy anh Chi cục Kiểm lâm thì có bị thiệt hại, qua mùa chướng này sẽ kiếm giống dặm thêm để đảm bảo diện tích và số lượng”.
Thực tiễn cho thấy, cây bần đã được trồng tại các xã ven biển thuộc huyện Cầu Ngang gần 20 năm nay, loài cây này đã đã bám trụ, chạy dọc suốt 15km bờ biển nơi đây, hạn chế khả năng xâm thực của sóng, gió đối với bờ và đê biển.
Nguồn bài viết: http://travinhtv.vn/thtv/detail/2344/tra-vinh-445-trieu-dong-trong-ban-chan-song/51.thtv
Related news

Sáu tháng đầu năm nay, thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị chủ lực trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu, đóng góp một phần lớn trong tổng số 10,78 tỷ USD hàng hóa nông-thủy sản xuất khẩu ra thế giới.

Vụ Hè Thu (HT) năm nay, do hạn hán kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, chuyển những diện tích lúa thiếu nước sang sản xuất các loại cây trồng cạn như đậu phụng, bắp lai, rau màu các loại. Nhờ vậy, không những “né tránh” được hạn hán, tiết kiệm được lượng nước tưới đáng kể, nông dân còn có thu nhập khá.

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.

Hàng năm, đến mùa xuống giống tôm thường xảy ra hiện tượng cháy giống đầu vụ do cầu vượt cung. Năm nay, hiện tượng đó xảy ra trầm trọng hơn, khi các đơn vị cung ứng giống có uy tín như CP, Việt Úc, Nam miền Trung,… giảm sản lượng cung ứng.

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.