Ồ ạt phá cà phê trồng tiêu

Tiêu trồng xen trong vườn cà phê ở H.Bảo Lâm bị bệnh chết chậm nhưng chưa có thuốc đặc trị
Theo Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm, từ trước đến nay diện tích tiêu trên địa giữ ổn định ở mức 50 ha, tuy nhiên thời gian gần đây khi giá cà phê xuống thấp, giá hồ tiêu tăng cao nên người dân đổ xô trồng tiêu tự phát.
Tại các xã Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc An, Lộc Đức…người dân đang phát triển diện tích tiêu nhiều nhất. T
hống kê của xã Lộc Ngãi, từ đầu năm đến nay diện tích cây tiêu trên địa bàn xã tăng vọt lên 105 ha; tại xã Lộc Phú, diện tích tiêu tăng lên 15 ha, vượt 750% kế hoạch về chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong năm 2015 (kế hoạch chỉ mở rộng thêm 2 ha).
Hầu hết các nông hộ trồng tiêu xen trong vườn cà phê, sau khi tiêu phát triển sẽ phá bỏ cà phê nên cơ quan chức năng chưa thống kê đầy đủ được diện tích.
Cách đây hơn hai tháng, anh Phạm Văn Lâm (thôn 2, xã Lộc Phú) chặt trắng 3 sào (3.000 m2) cà phê để trồng tiêu. Theo anh Lâm, giá tiêu hạt hiện nay hơn 200.000 đồng/kg, với mức giá này thì 1 sào tiêu cho thu nhập bằng 1 ha cà phê.
“Trước đây tôi đã trồng thử hơn 200 nọc tiêu và cho thu hoạch bói rồi nên mới tự tin mở rộng thêm diện tích. Tôi đang chuẩn bị giống trồng thêm 2 sào tiêu”- ông Lâm nói.
Ngược lại, ông Trương Việt Quang (thôn 3, xã Lộc Phú) xuống tận Bà Rịa - Vũng Tàu mua hơn 3.000 cây tiêu trồng xen trong vườn cà phê rộng 4 ha, chi phí đầu tư trung bình mỗi trụ tiêu khoảng 100.000 đồng, nhưng nay tỷ lệ cây chết tới 70% khiến ông ăn không ngon, ngủ không yên.
Ông Nguyễn Đình Gắn, Chủ tịch UBND xã Lộc Ngãi nhận định: “Đây là tình trạng bất thường.
Chúng tôi không khuyến khích bà con trồng tiêu, bởi lo ngại sẽ làm bùng phát dịch bệnh trong vườn cà phê. Thực tế đã có một số hộ trồng tiêu phải phá bỏ cả vườn vì nhiễm sâu bệnh chưa có thuốc trị”.
Phòng NN-PTNT H.Bảo Lâm khuyến cáo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích cây tiêu, vì nhiều vườn tiêu đang bị vàng lá, khô quả rồi chết mà không rõ bệnh gì và chưa biết cách xử lý bệnh cây tiêu.
Ông Đào Văn Toàn, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, cho biết hiện nay dịch bệnh trên cây tiêu có hai loại bệnh chính.
Bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra, bệnh chết chậm do các loại nấm như Fusarium, tuyến trùng gây ra nhưng chưa có thuốc đặc trị. Đây là mối nguy hại rất lớn vì các loại nấm gây ra bệnh chết chậm hiện có cả trong cây tiêu và cây cà phê, do đó khi trồng xen cây tiêu trong vườn cà phê sẽ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh này cao hơn bình thường.
Có thể bạn quan tâm

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang dự báo trong những tháng cuối năm, thị trường xuất khẩu cá tra tiếp tục gặp khó khăn, nên ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ cá tra nguyên liệu.

“Trời” thương nên tôm hùm con còn tiếp tục xuất hiện. Nhưng buồn là nạn đánh bắt tôm hùm con vẫn không ngớt hoành hành; không chỉ tước dần cơ hội hồi sinh cho “mỏ tôm hùm” vang danh một thuở mà còn đe dọa an ninh, an toàn của Cảng Chân Mây.

Tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngành thủy sản được coi có nhiều lợi thế. Nhưng, để có thể “vươn ra biển lớn” không thể để ngư dân “tự bơi” như hiện nay, mà cần những giải pháp cụ thể, đồng bộ, để nghề khai thác thủy sản phát triển vững chắc.

Nuôi cua biển trong vuông tôm là cách làm truyền thống đã có từ nhiều năm qua ở ấp An Bình, xã An Hiệp (Ba Tri - Bến Tre). Vài năm trở lại đây, mô hình “2 trong 1” này mang lại hiệu quả cao, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân từ 10 - 15 triệu đồng/công/năm.

Theo dự báo, Hiệp định TPP tác động mạnh tới ngành chăn nuôi, sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều cuộc hội thảo liên quan đến tác động và tái cơ cấu ngành chăn nuôi để ứng phó với những biến động khi Hiệp định TPP có hiệu lực liên tục diễn ra.