4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.
Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chuyên sản xuất, kinh doanh lúa giống ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan và đánh giá mô hình khảo nghiệm diện rộng trong vụ đông xuân 2013-2014 đối với 4 giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chọn tạo gồm BC15, TBR45, TBR225 và TBR117 được trồng tại xã Thới Hưng (mỗi giống được gieo trồng trên diện tích 500m2). Giống lúa địa phương được trồng đối chiếu với 4 giống này thuần này là OM 5451.
Theo Nông trường Sông Hậu (đơn vị quản lý mô hình), bước đầu trồng khảo nghiệm, các giống lúa thuần này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại ĐBSCL, năng suất dự kiến cao hơn các giống lúa khác trong vùng. Thời gian sinh trưởng 4 giống lúa trồng khảo nghiệm từ 114-118 ngày, năng suất tính theo lý thuyết từ 8,01 tấn - 8,52 tấn/ha. Giống đối chứng OM5451 thời gian sinh trưởng 108 ngày, năng suất ước tính 6,98 tấn/ha.
Nông trường Sông Hậu đề nghị Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tiếp tục phối hợp trồng khảo nghiệm trong vụ hè thu tới để có kết luận chính xác hơn về tính thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Riêng giống BC15 có khả năng thích nghi cao, cho năng suất cao trong vụ đông xuân nên đề nghị đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.
Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình dự kiến sẽ hợp tác với TP Cần Thơ và một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa này tại địa phương và công ty sẽ bao tiêu đầu ra để đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho các địa phương ở miền Trung và miền Bắc.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, việc sản xuất thâm canh đã được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến thực trạng có người lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong khi nhu cầu thị trường hiện nay là sử dụng sản phẩm sạch.
Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.
Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.
Tăng năng suất, khắc phục hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng là yêu cầu chính đặt ra đối với đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác hợp lý nhằm đảm bảo và nâng cao năng suất, chất lượng sầu riêng ở huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa)”.
Nhà vườn ở miền Tây đang mùa trái chín bắt đầu “thấm đòn” trước tác động kép: Hàng tiêu thụ chậm nay lại gặp thêm “nhà xe” tăng phí vận chuyển. Thương lái, nhà vựa thu mua trái cây cầm chừng, trái cây rớt giá sâu.