4 Giống Lúa Thuần Miền Bắc Có Khả Năng Thích Nghi Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long
Ngày 4-3, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình phối hợp với Nông trường Sông Hậu tổ chức hội thảo giới thiệu, đánh giá các giống lúa mới và tăng cường hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh lúa giống”.
Hội thảo có sự tham gia của trên 70 đại biểu đến từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các quận, huyện trên địa bàn thành phố cùng các câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân chuyên sản xuất, kinh doanh lúa giống ở Cần Thơ và một số tỉnh lân cận.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tham quan và đánh giá mô hình khảo nghiệm diện rộng trong vụ đông xuân 2013-2014 đối với 4 giống lúa thuần do Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình (tỉnh Thái Bình) chọn tạo gồm BC15, TBR45, TBR225 và TBR117 được trồng tại xã Thới Hưng (mỗi giống được gieo trồng trên diện tích 500m2). Giống lúa địa phương được trồng đối chiếu với 4 giống này thuần này là OM 5451.
Theo Nông trường Sông Hậu (đơn vị quản lý mô hình), bước đầu trồng khảo nghiệm, các giống lúa thuần này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại ĐBSCL, năng suất dự kiến cao hơn các giống lúa khác trong vùng. Thời gian sinh trưởng 4 giống lúa trồng khảo nghiệm từ 114-118 ngày, năng suất tính theo lý thuyết từ 8,01 tấn - 8,52 tấn/ha. Giống đối chứng OM5451 thời gian sinh trưởng 108 ngày, năng suất ước tính 6,98 tấn/ha.
Nông trường Sông Hậu đề nghị Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình tiếp tục phối hợp trồng khảo nghiệm trong vụ hè thu tới để có kết luận chính xác hơn về tính thích ứng của các giống lúa này đối với điều kiện canh tác ở ĐBSCL. Riêng giống BC15 có khả năng thích nghi cao, cho năng suất cao trong vụ đông xuân nên đề nghị đưa vào sản xuất đại trà trên diện rộng.
Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình dự kiến sẽ hợp tác với TP Cần Thơ và một số tỉnh ở ĐBSCL chuyển giao quy trình sản xuất các giống lúa này tại địa phương và công ty sẽ bao tiêu đầu ra để đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho các địa phương ở miền Trung và miền Bắc.
Related news
Từ năm 2013 đến nay các vùng rau tại Đà Lạt xuất hiện loài chân khớp "lạ" được người dân gọi là "siêu nhân". Đây là đối tượng gây hại khá nghiêm trọng cho nhiều cây rau, hoa, dâu tây.
Sáng 12-10, tại hội nghị giao ban xuất khẩu chín tháng của năm 2015 diễn ra ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu bày tỏ lo lắng khi cho rằng hoạt động xuất khẩu trong ba tháng cuối năm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Nhờ liên kết chặt chẽ với một công ty trên địa bàn mà nông dân Trần Trung Thứ (52 tuổi, Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đã vươn lên làm giàu với việc trồng hoa lan vũ nữ xuất khẩu sang Nhật.
Những ngày qua, các hộ dân sống ven đầm Thủy Triều thuộc bắc bán đảo Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa đều rất phấn khởi trước vụ nuôi hải sâm năm nay được mùa.
Ngoài canh tác các loại giống lúa mới, ông Pinăng Bưu, ở thôn Châu Đắc, xã Phước Đại, H.Bác Ái (Ninh Thuận) còn gieo thêm diện tích lúa rẫy để lưu giữ nguồn giống truyền thống của dân làng.