Si Ma Cai khó triển khai
Ông Lưu Anh Tuấn, cán bộ Phòng NN-PTNT Si Ma Cai, phụ trách dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) Lào Cai cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do người dân thiếu vốn, dù rất hào hứng nhưng cũng đành chịu.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Si Ma Cai, những năm qua, chăn nuôi của huyện đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tích cực.
Tổng đàn đàn gia súc gia cầm của huyện tính đến tháng 10/2015 gồm đàn trâu 9.398 con; đàn bò 3.026 con; ngựa 935 con, lợn 27.800 con, gia cầm 222.000 con.
Tổng đàn lợn của huyện có 27.800 con, trong đó lợn đen bản địa 25.020 con chiếm trên 90%, lợn F1 2.780 con chiếm 10%.
Si Ma Cai có đàn trâu với “tầm vóc” tương đối lớn so với các vùng lân cận nhưng quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ từ 1 – 3 con/hộ, phân bố đều trên toàn huyện.
Hình thức chăn nuôi chủ yếu là thả rông, cung cấp sức kéo.
Không chỉ trâu bò, ngay cả lợn gà, người dân ở đây vẫn chủ yếu chăn nuôi thả rông và tận dụng các phế phẩm nông nghiệp.
Quy mô nuôi vẫn là nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, chưa có cơ sở chăn nuôi lớn.
Hộ nuôi lợn thịt tối đa chỉ từ 20 – 30 con, lợn nái 1 – 3 con.
Theo ông Lưu Anh Tuấn, vì chăn nuôi thả rông, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế.
Vào mùa mưa, phân trâu bò ngập giày, không được dọn dẹp.
Công tác phòng trừ dịch bệnh, ý thức tiêm phòng và vệ sinh môi trường chưa thực sự được người dân quan tâm."Là huyện xa xôi nhất tỉnh, việc vận chuyển, đi lại của đơn vị cung ứng bể bị kéo dài, tốn kém.
Nhiều đơn vị cung ứng chỉ lên khảo sát hoặc trụ được thời gian ngắn cũng đành... bỏ chạy", bà Xuân chia sẻ.
Khi dự án LCASP được triển khai, người dân cũng rất hào hứng.
Huyện đã tổ chức 2 buổi truyền thông tại 2 cụm xã Si Ma Cai, Sín Chéng để tuyên truyền về chính sách hỗ trợ, lợi ích khi tham gia dự án.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1/10/2015 trên toàn huyện mới có 73 hộ/8 xã đăng ký thực hiện xây dựng công trình khí sinh học biogas.
Trong đó mới xây dựng được 2 bể biogas cho hai hộ dân tại xã Bản Mế và Lử Thẩn.
Ông Tuấn cho biết, không phải người dân không hào hứng tham gia, nguyên nhân là họ không có vốn xây dựng, trong khi đơn vị lắp đặt yêu cầu người dân thanh toán ngay sau khi hoàn thiện công trình.
Chính vì vậy, dự án LCASP tại Si Ma Cai đang bị “tắc”.
Huyện Si Ma Cai cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến để “đả thông” vướng mắc này nhưng không hiệu quả.
Thời gian tới, theo ông Tuấn, biện pháp trước mắt là tiếp tục tuyên truyền người dân tham gia, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức thức chăn nuôi, làm chuồng trại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, sẽ làm việc với các ngân hàng trên địa bàn, kết nối để người dân có thể vay vốn với lãi suất thấp nhất, đẩy nhanh tiến độ dự án.
Chia sẻ với PV về khó khăn tại Si Ma Cai, bà Đinh Thị Xuân, cán bộ kế hoạch dự án cho biết, không riêng vấn đề vốn, có rất nhiều nguyên nhân khiến dự án khó triển khai.
Thời tiết khắc nghiệt, khắp nơi là núi và đá, mưa nhiều, việc xây dựng, lắp đặt rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm
Bằng nhiều biện pháp, cách làm hiệu quả, những năm qua, các tổ chức hội trên địa bàn đã làm tốt công tác ủy thác vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), từ đó, trở thành “cầu nối” quan trọng mang nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và nhiều đối tượng chính sách khác.
Được vay vốn từ nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) TP.Hà Nội, nhiều hộ nông dân (ND) xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.
Hợp đồng cung ứng 800.000 tấn gạo cho Philippines đã bắt đầu giao hàng trong tháng 5 này với số lượng 200.000 tấn. Thế nhưng đã có dấu hiệu nhiều doanh nghiệp (DN) “bỏ chạy”, trả lại hợp đồng ủy thác cho Tổng Công ty Lương thực 1 và 2 vì sợ lỗ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác hải sản trên các vùng biển xa đợt 1 năm 2014 với tổng kinh phí gần 31,5 tỷ đồng.
Không chỉ bảo tồn nguồn gen quý, trồng ba kích dưới tán rừng còn giúp gia đình anh chị Lã Văn Quang - Lãnh Thị Thắng, thôn Đồng Chu, xã Yên Định, huyện Sơn Động (Bắc Giang) tăng thu nhập.