4 Doanh Nghiệp Thu Mua Lúa Trong Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Ngày 23-9, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, tính đến hết ngày 22-9, các doanh nghiệp đã thu mua 132,5 ha lúa hè thu 2014 trong mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, với sản lượng 739 tấn.
Trong đó, Công ty Lương thực Tiền Giang đã thu mua 60 ha lúa ở huyện Gò Công Đông, với sản lượng 345 tấn lúa tươi (217 tấn lúa Nàng hoa 9, với giá từ 5.600 - 5.700 đồng/kg; 128 tấn lúa OM 4900, với giá từ 5.300 - 5.400 đồng/kg và cao hơn giá lúa thị trường 100 đồng/kg).
Tổ hợp tác ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy) thu mua 50,5 ha, với sản lượng 303 tấn lúa IR 50404, với giá từ 4.800 - 5.000 đồng/kg, bằng giá lúa thị trường. Công ty TNHH ADC thu mua 22 ha lúa than ở huyện Cái Bè và Cai Lậy, với sản lượng 91 tấn và giá 7.000 đồng/kg lúa khô.
Vụ lúa hè thu 2014, toàn tỉnh có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác ký hợp đồng liên kết xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” với 1.106,2 ha tại các huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông. Đến nay, đã có 330,7 ha cho thu hoạch, số còn lại các doanh nghiệp sẽ triển khai thu mua trong những ngày tới.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối tháng 2/2014, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7.228 tàu cá với tổng công suất 379.602CV, bình quân 55,9CV/tàu. Do bà con chủ động tốt việc thăm dò ngư trường và tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật về chăm sóc, nuôi thả, nên tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản của tỉnh vẫn đạt kết quả khá.

Xã Nhơn Lý có trên 55% số hộ sinh sống bằng nghề đánh bắt, chế biến hải sản. Toàn xã có trên 332 tàu thuyền, trong đó có 14 tàu thuyền đánh bắt xa bờ, số còn lại chuyên đánh bắt ở ngư trường trong tỉnh.

Theo ngư dân xã An Ninh Đông, mùa vụ khai thác tôm hùm giống từ tháng 11 âm lịch năm trước đến tháng 4 âm lịch năm sau. Đây là vụ khai thác tôm hùm giống trúng đậm nhất từ 3 năm trở lại đây ở địa phương này.

Ở khía cạnh xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ ở các nước đang có phần khởi sắc hơn. Tuy nhiên, giá xuất khẩu cũng mới có dấu hiệu tăng nhẹ. Điều này một phần còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ tình trạng cạnh tranh quyết liệt về giá bán giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước.

Thời gian qua, tuy Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang, song tình trạng ngư dân dùng ngư cụ bị cấm như: Xung điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ, hóa chất độc hại... để khai thác thủy sản vẫn tiếp tục xảy ra.