Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)

Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ)
Ngày đăng: 30/10/2014

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.

Mô hình sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với Phòng Trồng trọt và Trung tâm khuyến nông chỉ đạo thực hiện có quy mô 9ha gồm 50 hộ tham gia trên địa bàn 4 xã: Chí Đám, Quế Lâm, Bằng Luân, Minh Lương.

Ngoài ra bằng nguồn kinh phí của huyện do Phòng Nông nghiệp và Trạm Khuyến nông chỉ đạo thực hiện xây dựng mô hình với 40ha gồm 335 hộ tham gia trên địa bàn 10 xã của vùng bưởi đặc sản.

Từ nguồn vốn lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các xã đã xây dựng mô hình với 190ha gồm 1.100 hộ tham gia tại địa bàn 16 xã vùng dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và mẫu mã bưởi đặc sản Đoan Hùng.

Kết quả cho thấy giống bưởi Chí Đám kết thúc thời kỳ kiến thiết cơ bản cho doanh thu khoảng 180 triệu đồng/ha, thời kỳ kinh doanh doanh thu 675 triệu đồng/ha, lãi 600 triệu đồng/ha. Giống bưởi Bằng Luân doanh thu 390 triệu đồng/ha, lãi 300 triệu đồng/ha.

Các ý kiến phát biểu tại hội nghị đã đánh giá cao kết quả của mô hình và kiến nghị: UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí để tiếp tục tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) cho người dân và mở rộng diện tích toàn vùng; hoàn thiện các biện pháp nâng cao mẫu mã, chất lượng quả; triển khai VietGAP trên cây bưởi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

Huyện tiếp tục quan tâm chỉ đạo ứng dụng, chuyển giao nhanh các biện pháp kỹ thuật đã được khẳng định; lý chặt chẽ việc kinh doanh bưởi trên địa bàn. Viện Nghiên cứu rau quả phối hợp với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục chuyển giao TBKT cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Trở thành triệu phú nhờ... liều Trở thành triệu phú nhờ... liều

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

29/07/2015
Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao Trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

29/07/2015
Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang Thu hàng trăm triệu đồng từ vùng đất hoang

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

29/07/2015
Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước Gần 1.500ha lúa mùa bị thiếu nước

Vụ mùa năm 2015 toàn tỉnh đã gieo cấy được 31.770ha lúa đạt 97,5% diện tích kế hoạch. Theo báo cáo của các địa phương và qua kiểm tra của Sở Nông nghiệp và PTNT hiện nay toàn tỉnh có gần 1.500ha lúa đã cấy bị thiếu nước, trong đó tập trung tại các huyện: Đoan Hùng 356ha; Hạ Hòa 814ha; Thanh Ba 77ha; Yên Lập 70,5ha; Cẩm Khê 63ha; Tân Sơn 116ha.

29/07/2015
Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp Bảo tồn giống cây trồng, vật nuôi bản địa cần nhiều giải pháp

Bảo tồn cây trồng, vật nuôi bản địa là một trong những nhiệm vụ cần thiết để giữ gìn các nguồn gen đặc trưng này trước nguy cơ suy giảm, thoái hóa. Tuy nhiên, để công tác bảo tồn phát huy hiệu quả, thì câu chuyện “hậu” bảo tồn cũng cần được chú trọng để không lãng phí nguồn gen quý.

29/07/2015