26,3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Chè

Nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng chè tươi, Phú Thọ hiện có 16.080ha chè, trong đó diện tích chè của các doanh nghiệp quản lý là 4.061ha (chiếm 25,2%), diện tích chè cho sản phẩm là 14.483,8ha.
Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày.
Với mục tiêu giữ ổn định diện tích đến năm 2015 là 15.500ha chè, trong đó có 70% diện tích chè được trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè búp tươi đạt 9,5 tấn/ha (tăng 1,5 - 2 tấn/ha), góp phần nâng sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tấn, tỉnh quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng quy hoạch các vùng chè, hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới đồng thời rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Thạnh Phú (Bến Tre) có tổng diện tích nuôi thủy sản khoảng 16.650ha. Trong lĩnh vực ngư nghiệp, bên cạnh việc xác định con tôm là chủ lực, huyện vẫn khuyến khích người dân phát triển nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi.

Trong khi nhiều trang trại chăn nuôi đang lao đao vì thua lỗ, giá sản phẩm liên tục biến động thì vẫn có nhiều trại gà "ăn nên làm ra" với các sản phẩm trứng gà bổ sung dưỡng chất như trứng giàu đạm, vitamin, Omega 3...

Cơn bão số 11 khiến hàng trăm héc ta cao su đang ở giai đoạn thu hoạch đã bị đổ gãy. Bài học về quy hoạch vùng trồng cao su ở đâu cho hiệu quả vẫn gợi nhiều suy ngẫm cho các địa phương.

Trong những năm gần đây, cây mãng cầu Tây Ninh có thương hiệu mãng cầu Bà Đen đã thực sự trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương, giúp nhiều hộ dân ở đây vươn lên làm giàu.

Khó khăn lớn nhất của ngư dân trong nhiều năm liền là phải có nguồn vốn đối ứng ban đầu từ 30-40% giá trị con tàu, mới có thể được vay vốn để phục vụ đánh bắt xa bờ.