26,3 Tỷ Đồng Hỗ Trợ Nông Dân Nâng Cao Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Chè
Nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng chè tươi, Phú Thọ hiện có 16.080ha chè, trong đó diện tích chè của các doanh nghiệp quản lý là 4.061ha (chiếm 25,2%), diện tích chè cho sản phẩm là 14.483,8ha.
Đến hết tháng 9-2014, trên địa bàn tỉnh có 61 cơ sở, doanh nghiệp chế biến chè xanh, chè đen và các loại chè cao cấp có công suất trên 1 tấn búp tươi/ngày trở lên và khoảng 750 cơ sở chế biến chè xanh thủ công với tổng công suất thiết kế khoảng 1.200 tấn búp tươi/ngày.
Với mục tiêu giữ ổn định diện tích đến năm 2015 là 15.500ha chè, trong đó có 70% diện tích chè được trồng bằng các giống mới và nâng công suất chè búp tươi đạt 9,5 tấn/ha (tăng 1,5 - 2 tấn/ha), góp phần nâng sản lượng chè búp tươi toàn tỉnh đạt từ 130.000 - 135.000 tấn, tỉnh quyết định dành ngân sách trên 26,3 tỷ đồng quy hoạch các vùng chè, hỗ trợ nông dân đầu tư thâm canh, mua phân bón và chuyển đổi sang trồng các giống chè mới đồng thời rà soát, sắp xếp lại các cơ sở chế biến theo hướng gắn với vùng nguyên liệu, đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Related news
Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.
Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.
Với địa hình bằng phẳng, có nguồn nước dồi dào từ Ngòi Thia, suối Nung, suối Nậm Tộc không những đã tạo cho thị xã Nghĩa Lộ điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp mà còn là tiềm năng, lợi thế để địa phương phát triển ngành chăn nuôi thủy sản, nhất là mô hình nuôi cá xen lúa.
Trung tâm Nông nghiệp huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) vừa hoàn thành giai đoạn một về xây dựng mô hình điểm sản xuất cà phê catimor chè an toàn. Qua đó bước đầu đã đúc kết, chuyển giao nhiều giải pháp khoa học kỹ thuật canh tác mới cho hộ gia đình đồng bào thiểu số địa phương.
Đó là ông Võ Tuấn Tú, hiện ở thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Quê ở xã Phước Hòa - Tuy Phước, là vùng cuối nguồn sông và ven đầm Thị Nại, ông gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu trên đất quê mình, nên có khá nhiều kinh nghiệm trong nghề.