250ha lúa ở Quảng Bình bị chuột phá hoại
Tuy nhiên, sau khi thu hoạch lúa tái sinh, các địa phương không tổ chức diệt chuột nên chuột có nơi trú ngụ, cộng với nguồn thức ăn dồi dào trên ruộng tạo điều kiện cho chuột sinh sản nhanh, tích lũy lớn về số lượng. Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Bình, diện tích lúa có chuột hại trên toàn tỉnh tính đến thời điểm này khoảng trên 250ha. Chuột phát sinh gây hại ở hầu hết các địa phương, đặc biệt gây hại nặng ở các diện tích lúa hè - thu tiếp giáp với vùng lúa tái sinh của các huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch...
Để diệt chuột hiệu quả, các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Bảo vệ thực vật cho biết, biện pháp diệt chuột thủ công là hữu hiệu nhất: Tổ chức đào bắt, dùng chó săn bắt, phá hang ổ chuột, dùng hàng rào nylon bao vây và đào hố bẫy chuột. Sử dụng các loại thuốc sinh học, hoá học như: Biorat, Rat K 2%D... để làm bả diệt chuột.
Có thể bạn quan tâm
Bà Nguyễn Thị Nhị (ngụ xã Định Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, nhờ trồng sơ-ri mà cuộc sống gia đình bà khá ổn định. Hiện, bà trồng 60 gốc sơ ri, thu hoạch quanh năm, mỗi ngày bà bán được khoảng 50kg, giá từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, trừ chi phí thu lợi nhuận gần 3 triệu đồng/tháng.
Chiều qua 21.8, ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng trạm Thú y huyện Duy Xuyên cho biết, sau hơn 10 ngày tích cực hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp điều trị và triển khai vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng trên diện rộng, đến nay 22 con trâu, bò bị nhiễm bệnh lở mồm long móng ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành) đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.
Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.
Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.