25 tàu cá sẽ đồng loạt ra khơi khai thác cá ngừ đại dương

25 tàu cá của ngư dân Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn thực hiện mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD).
Đến nay, tỉnh ta đã tiến hành lắp đặt cho 3 tàu cá của ngư dân tham gia mô hình và đã tổ chức ra khơi thử nghiệm các thiết bị nói trên với sự tham gia của 4 chuyên gia thủy sản của Tập đoàn Kato Hitoshi (Nhật Bản).
UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với các chuyên gia thủy sản của Tập đoàn Kato Hitoshi tiến hành tập huấn và lắp đặt 22 bộ TTS cho 22 tàu cá còn lại để đến ngày 30.10, tất cả các tàu cá tham gia mô hình đồng loạt ra khơi khai thác CNĐD.
Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định cũng sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng, thu mua và xuất khẩu CNĐD sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Cần đặt ngành Chăn nuôi của Việt Nam vào “bản đồ” chăn nuôi thế giới để thay đổi cách tiếp cận trong việc phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa có cạnh tranh cao về chất lượng, giá trị trong tiêu dùng và xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, dù dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, song chăn nuôi của Hà Nội vẫn tương đối ổn định.

Nhờ áp dụng công nghệ nuôi bò sữa của Israel nên năng suất cho sữa của đàn bò ở trại thực nghiệm chăn nuôi bò sữa của TPHCM có năng suất cao hơn năm trước gần 19%. TPHCM hiện đang tính toán để nhân rộng mô hình này.

Mặc dù là mô hình chăn nuôi mới, nhưng vài năm trở lại đây nuôi vịt trời đã được nhiều trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh lựa chọn vì mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Toàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có hơn 2.500 hộ chăn nuôi, trong đó có hàng chục hộ nuôi heo nái, hộ nuôi ít vài con, hộ nuôi nhiều hàng chục con. Gần đây giá heo con giống ổn định, người chăn nuôi heo nái có thu nhập cao.