Vải Trồng Theo Quy Trình VietGAP Có Giá Cao Hơn
Hiện tại ở Hải Dương, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.
Sáng 12-6, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng I đã chứng nhận 100 hộ sản xuất vải thiều ở Thanh Hà (có 52 hộ ở xã Thanh Sơn, 48 hộ ở xã Thanh Khê) đạt tiêu chuẩn VietGAP năm 2013, với quy mô 13,24 ha. Đây là một nhóm trong số 361 hộ tham gia Dự án “Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP”.
Năm nay, UBND huyện Thanh Hà chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện phối hợp với các xã thực hiện quy trình VietGAP trên 37 ha, gồm: Thanh Sơn (17 ha), Thanh Khê (20 ha). Phòng phối hợp với đơn vị y tế tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất. Tổ chức 8 lớp đào tạo kỹ thuật sản xuất, xây dựng, in và cấp sổ ghi chép theo dõi quá trình sản xuất cho các hộ dân tham gia dự án. Hiện tại, vải trong vùng sản xuất theo VietGAP đang cho thu hoạch, giá bán 15-16 nghìn đồng/kg, cao hơn năm trước 3.000-4.000 đồng/kg.
Hiện nay, vải thiều chăm sóc theo quy trình VietGAP ở phường Bến Tắm và xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) đang trong giai đoạn thu hoạch. Theo một số hộ ở khu 2, phường Bến Tắm, giá vải VietGAP ổn định từ 12 - 13 nghìn đồng/kg, có thời điểm giá lên tới 14 - 15 nghìn đồng/kg, cao hơn từ 2 - 6 nghìn đồng/kg so với vải thường. Các chủ thu mua vải cho biết, giá vải VietGAP cao hơn vải thường là do quả to hơn, mã đẹp hơn, tỷ lệ quả bị sâu cuống rất thấp, cùi dầy, ngọt hơn so với vải thường. Vải VietGAP chủ yếu cung cấp cho thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh…
Có thể bạn quan tâm
Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Tĩnh, chiều nay (22/7), Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát có buổi làm việc với UBND tỉnh để nắm bắt tình hình phát triển KT-XH và những kết quả cơ bản trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh.
Nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững và từng bước hình thành vùng nuôi sạch, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Cà Mau triển khai thực hiện dự án: “Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo một số tiêu chí của VietGAP tại xã Ngọc Chánh, huyện Đầm Dơi”. Qua 100 ngày thả nuôi mô hình này đạt năng suất khá cao.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.
Nuôi bò vàng, bò thịt vốn đã phát triển từ nhiều năm trước ở huyện Củ Chi (TPHCM). Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc sản “bò tơ Củ Chi” bắt đầu nổi tiếng và lan rộng khắp miền Nam.
Trong 3 năm trở lại đây, tỉnh Ninh Bình khuyến khích nhân rộng mô hình chăn nuôi gà trên đệm lót vi sinh, góp phần giảm chi phí đầu tư và có ý nghĩa tích cực bảo vệ môi trường.