240 Lượt Người Được Chuyển Giao Kỹ Năng Bác Sĩ Cây Trồng

Thành lập vào năm 2007, tới nay Bệnh viện cây trồng đã mở 6 lớp đào tạo kỹ năng “Bác sĩ cây trồng” với 240 lượt người tham gia.
Qua đó đã có 10 cán bộ kỹ thuật được cấp giấy chứng nhận “Bác sĩ cây trồng”, 22 cán bộ kỹ thuật và 22 nông dân được trao giấy chứng nhận tham gia đào tạo.
Bệnh viện đã thành lập 1 bệnh xá cây trồng cấp tỉnh tại Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và 2 trạm xá cây trồng tại huyện Long Hồ và Tam Bình (Vĩnh Long), phục vụ tư vấn và chẩn đoán bệnh cây trồng cho 528 lượt nông dân trên cây có múi, nhãn, sầu riêng và các loại cây trồng khác.
Tại các bệnh xá, các bác sĩ thường xuyên trực tại văn phòng để hỗ trợ giám định mẫu bệnh khi nông dân mang đến và tư vấn trực tiếp biện pháp quản lý tổng hợp. Nếu không giám định trực tiếp được, mẫu sẽ được lưu giữ và gửi đến Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhờ giám định.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chủ trương đưa cây màu xuống chân ruộng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp và cải tạo độ màu mỡ đất, những năm gần đây, ông Kiều Văn Ngữ ở ấp 4, xã Thạnh Lộc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) áp dụng mô hình trồng xen canh lúa - dưa hấu cho lợi nhuận cao trên cùng đơn vị diện tích.

Do sức mua giảm tại các chợ đầu mối TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long vào 2 phiên chợ cuối năm (ngày 29 và 30 Tết) nên tình hình tiêu thụ quýt hồng của các thương lái gặp khó khăn, số diện tích quýt đã mua tại các nhà vườn không thể thu hoạch để tiêu thụ. Hiện tại, các vườn quýt vẫn còn tồn lại sản lượng quýt trên 400 tấn.

Từ cuối năm 2013 đến nay, một số loại trái cây của Đồng Nai đã ký được hợp đồng xuất khẩu. Cơ hội vẫn đang mở ra với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất - kinh doanh trái cây.

Ngoài phương thức phổ biến là ăn tươi, những năm gần đây, trái thanh long được chế biến thành thức uống hay cắt lát sấy chân không, thanh long kiểng được chưng bày trong những dịp triển lãm, lễ hội, nhất là Tết Nguyên đán vừa qua. Theo quan niệm của người Á Đông, Long là Rồng, là vua trong các loài tứ linh.

Không ruộng, vườn sản xuất, không nghề nghiệp nên cái nghèo đeo đẳng vợ chồng anh Lê Văn Phúc (xã Tân Quới Trung- Vũng Liêm - Vĩnh Long) ngay từ ngày họ về chung sống với nhau.